Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

CHÙM ẢNH VỀ CÔ TÔ CON

    Nếu ai đến Huyện Cô Tô, hãy dành thời gian ra Cô Tô Con: Bãi biển, phong cảnh, hải sản và con người (Không đông đâu) thật tuyệt vời.
Bãi biển sạch bong

Bạn có thể đến bãi đá ở đầu mom kia nhặt vỏ ốc và chụp ảnh.

Bạn có thể ngắm hoàng hôn xuống dần tuyệt đẹp. Đây mới là ảnh chụp từ ĐT thôi, nhìn bằng mắt còn tuyệt vời hơn, hùng vĩ hơn nhiều.







CHA TÔI* LÀM THƠ: CHÙA DỪA

      Ông bà, cô bác đi xa
Nay về thăm lại quê ta khác nhiều
Chùa Dừa (Diên Khánh Tự)
      Vi vu vang tiếng sáo diều
Thênh thang đường rộng dập dìu xe qua
      Cửa hàng đông khách vào ra
Trên đồng giòn giã vang xa máy cày
       Ngôi chùa Diên Khánh** mới xây
Khang trang thoáng rộng hơn rày năm xưa
      Uy nghiêm lộng lẫy ngôi chùa
Thỏa lòng phật tử phụng thờ sớm hôm
      Mái chùa ngói đỏ như son
Nóc chùa oai vệ hai con nghê chầu
      Một vùng đất rộng, ao sâu
Xum xuê cây cối trước sau xanh rờn
      Trong chùa càng lộng lẫy hơn
Trên cao tượng phật vàng son sáng ngời
      Hoành phi câu đối đỏ tươi
Tăng ni phật tử khắp nơi đi về
      Đã đi muôn dặm sơn khê
Nhiều nơi còn đẹp hơn quê hương mình
      Chùa Dừa có Đức Giác Tâm
Đức trong, tâm sáng góp phần dựng xây
      Tọa lạc trên chín tầng mây,
Mong Phật phù hộ mạnh giàu, văn minh
      Giữ sao trọn nghĩa vẹn tình
Công ơn Đảng Bác cho mình tự do
      Cho mình hạnh phúc, ấm no
Mong sao non nước cơ đồ ngàn năm
      Làng Dừa giàu đẹp muôn phần
Tự hào thay được làm dân Làng Dừa.

*Cha tôi: Ông tên là Nguyễn Văn Đoái, sinh năm 1924. Bài thơ này ông làm năm 2013, năm ông 90 tuổi ta.
**Chùa Diên Khánh: Là tên Chốn Tổ Chùa Dừa.

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

VỢ LÍNH

(Thơ của Nhung Từ đăng trên Tạp chí Quân huấn, Làng Dừa có mạn phép sửa lại một vài từ nhưng không làm thay đổi bản chất của bài. Từ sửa có in nghiêng)

        Tình yêu nếu tính thiệt hơn
Làm sao biết có giận hờn hả anh
         Hàng hóa phải dựa giá thành
Tình yêu đẹp nhất chỉ dành cho nhau

        Cho dù suy tính trước sau
Thiệt hơn âu cũng là điều tự nhiên
       Thương anh em gắng nhiều hơn
Cha già, mẹ yếu vẹn tròn đôi bên

      Cho dù vất vả muôn phần
Nguyện làm vợ lính ngoan hiền thủy chung
      Một lòng thờ Nước thương chồng
Dạy con chăm học, điểm hồng tặng cha

      Anh là bộ đội xa nhà
Tình em mãi mãi mặn mà không phai
      Trang thơ bày tỏ lòng ai
Ai đừng nghĩ khác oan sai tấm tình

      Duyên ta sáng tựa bình minh
Nguyện làm vợ lính chung tình vẹn đôi
      Khó khăn muôn thuở thế thôi
Việc nhà, việc nước anh ơi yên lòng.

Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

NGƯỜI NGHÈO NHIỀU TIỀN HƠN

         Hôm trước, nhân dịp nghỉ lễ dài, tôi có dịp đi vào một xưởng gốm ý định mua tặng bạn đôi bình. Loại gốm này đã từng nổi tiếng một thời, đã từng được quốc tế biết đến. Tôi cũng tự hào về nó vì nó ở đất quê hương tôi, cũng đã vài lần kể về nó cho bạn bè nghe.
         Khi đi, cháu lái xe bảo: Cháu sợ hôm nay ngày lễ họ nghỉ chú ạ.
         Tôi nhận định: Nghỉ lễ là với mình thôi, chứ người kinh doanh họ phải tận dụng cơ hội này để bán cho khách đi du lịch chứ.
         Cháu lái xe bảo: À vâng, cháu lại không nghĩ ra.
         Khi chúng tôi đến sân cửa hàng giới thiệu sản phẩm, trong sân vắng ngắt chứ không như những lần trước. Cửa hàng giới thiệu sản phẩm đóng. Cháu lái xe bảo: Nghỉ thật chú ạ. Để cháu hỏi bác bảo vệ.
         -Bác ơi, hôm nay cửa hàng nghỉ ạ?
         -Không đâu cháu ạ, để bác gọi điện cho họ đến. Cháu cứ đỗ xe vào kia chờ một tí.
         Nói đoạn, bác bảo về gọi điện cho ai đó. Một lúc sau chúng tôi thấy một người đàn ông, ăn mặc gọn gàng, nhìn cách cư xử của bác bảo vệ, tôi đoán là Phó giám đốc. Một lúc nữa có một cô nhân viên bán hàng đến mở cửa.
         Chúng tôi vào xem một lúc và tìm cặp bình như năm trước đã mua. Khi hỏi đến giá cả, tôi giật mình vì giá của cặp bình nào cũng đắt gấp đôi hoặc còn hơn thế so với dịp trước. Tôi ngần ngừ, thực ra tôi không mang thiếu tiền, nhưng những người hưởng lương như tôi, tháng lương chỉ được 2  đến 3 cặp bình này.
         Tôi ngồi xuống uống nước cùng với vị mà tôi nghĩ là Phó giám đốc vì được ông ấy mời và tôi cũng cần suy nghĩ thêm.
         Tôi hỏi, sao giá cả năm nay lại tăng nhiều thế anh nhỉ, năm ngoái tôi mua có đắt thế này đâu?
         Người ấy nói: Tăng được đến năm nay rồi anh ạ.
         Tôi à lên một tiếng vì liên tưởng rằng đây chính là hiện tượng vắng vẻ trong cửa hàng giới thiệu sản phẩm này.
         -Anh ạ - Tôi lên tiếng – nhân đây tôi muốn kể cho anh hai câu chuyện có được không?
         -Vâng – Người đàn ông cũng tỏ vẻ chú ý- Anh kể đi.
         - Câu chuyện thứ nhất là về hai hãng điện thoại NO và SA. Trước đây hai hãng này là hai đối thủ cạnh tranh nặng ký của nhau. NO có chiến lược bán sản phẩm cho giới thượng lưu, giá trung bình của một sản phẩm thường lên tới 7 triệu đồng. Còn SA có chiến lược nhắm đến đối tượng khách hàng là giới trung lưu và bình dân, mỗi sản phẩm trung bình họ bán giá 2 triệu đồng. Mặc dù chất lượng (Theo chúng tôi biết) nó gần như ngang nhau, thậm chí là ngang nhau. Sau gần 10 năm, cho đến nay SA phát triển và chiến thắng một cách ngoạn mục, được xếp vào tốp đứng đầu các hãng điện tử hiện nay. Đó là câu chuyện kinh doanh trên thế giới và gần gũi với ta chắc anh cũng biết.
         Anh nghe tiếp chứ?
         Vâng, anh kể đi.
-Đây là câu chuyện thứ hai, nó xảy ra ở quê tôi và ở cạnh quê tôi.
Lần ấy, huyện tôi xây dựng một công trình văn hóa công cộng rất có ý nghĩa. Phần lớn công trình cần sự ủng hộ xã hội hóa của cộng đồng. Trong thư ngỏ của lãng đạo huyện gửi những người con xa quê và nhân dân có nêu: Những ai ủng hộ 15 triệu trở lên được khắc vào bia đá ghi công. Huyện tôi nghèo nhưng không thiếu tấm lòng thơm thảo. Nhưng anh biết không, người giàu quê tôi không nhiều, cả huyện có một vài người góp năm chục, một trăm triệu, có khoảng trên 40 người góp 15 triệu, vài trăn người góp 2 đế 3 triệu, còn lại chỉ góp 100 nghìn. Tổng số thu được hơn hai tỷ đồng.
Có một huyện khác ở cạnh tỉnh tôi, họ cũng xây một công trình tương tự, và cũng kêu gọi xã hội hóa. Chỉ có bức thư ngỏ ghi rằng: Ai góp 15 triệu trở lên được tạc vào “bia vàng”, 5 triệu trở lên tạc vào “bia bạc”, 500 nghìn trở lên tạc vào “bia đồng”, 100 nghìn trở lên tạc vào “bia đá”. Tuy gọi thế thôi nhưng tất cả đều là bia đá được đặt tên khác nhau và khổ chữ to nhỏ khác nhau thôi. Anh biết không: Cũng có 40 người góp 15 triệu, nhưng có đến vài nghìn người góp 5 triệu, vài vạn người góp 500 nghìn và nhiều vạn người góp 100 nghìn. Cuối cùng họ có được gần 40 tỷ đồng xã hội hóa để xây công trình.
Chúng tôi không phải người kinh doanh, không am hiểu nhiều về lĩnh vực kinh doanh, nhưng tôi kể với anh hai câu chuyện này, một chuyện kinh doanh, một chuyện về vận động để nói lên cái điều mới nghe tưởng như ngược đời rằng: Người nghèo nhiều tiền hơn rất nhiều so với người giàu, tất cả những người giàu trên trái đất này bằng cách này hay cách khác, họ đều lấy tiền của người nghèo để giàu lên mà thôi.
Người đàn ông lặng im khi nghe câu chuyện, tôi dứt lời kể vẫn chưa thấy ông ấy nói gì.
Thầy trò tôi đứng dậy và chào: Cám ơn anh nhé, lần sau chúng tôi lại quay lại.

Tôi nghe từ vâng rất nhỏ phía sau lưng, tôi cũng rất buồn vì phải đi tìm một món quà khác để tặng bạn. Nghĩ mà bật cười, mình vừa kể cho ông ấy nghe câu chuyện: Người nghèo nhiều tiền hơn. Nhiều tiền hơn mà lại không mua được hàng, may mà ông ta không kịp trả đũa câu đó...

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

VÕ NGUYÊN GIÁP- VỊ TƯỚNG HUYỀN THOẠI

LÀNG DỪA TỨ KỲ: ĐỌC BÀI THƠ CHỮ NHẪN CỦA ĐẠI TƯỚNG

http://www.doisongphapluat.com/cuoc-thi-viet/huyen-thoai-ve-dai-tuong-vo-nguyen-giap-a8878.html

ĐIỀU ĐÓ RỒI CŨNG SẼ QUA ĐI

        Một ngày nọ, vua Salomon bỗng muốn làm bẽ mặt Benaiah, một cần thần thân tín và tài giỏi của mình. Vua bèn nói với ông: “Benaiah này, ta muốn ông mang về cho ta một chiếc vòng để đeo trong ngày lễ và ta cho ông sáu tháng để tìm chiếc vòng đó”.
          Benaiah trả lời: “Nếu có một thứ gì đó tồn tại trên đời này, thưa đức vua, tôi sẽ tìm thấy nó và mang về cho ngài, nhưng chắc là chiếc vòng ấy phải có gì đặc biệt?”.
          Nhà vua đáp: “Nó có những sức mạnh kỳ diệu. Nếu kẻ nào đang vui nhìn vào nó sẽ thấy buồn, và nếu ai đang buồn nhìn vào nó sẽ thấy vui”. 
           Vua Salomon biết rằng sẽ không đời nào có một chiếc vòng như thế tồn tại trên thế gian này, nhưng ông muốn cho người cận thần tài giỏi của mình nếm một chút bẽ bàng.
          Mùa xuân trôi qua, mùa hạ đến nhưng Benaiah vẫn chưa có một ý tưởng nào để tìm ra một chiếc vòng như thế.
          Vào đêm trước ngày lễ, ông quyết định lang thang đến một trong những nơi nghèo nhất của Jerusalem. Ông đi ngang qua một người bán hàng rong đang bày những món hàng trên một tấm bạt tồi tàn. Benaiah dừng chân lại hỏi: “Có bao giờ ông nghe nói về một chiếc vòng kỳ diệu làm cho người hạnh phúc đeo nó quên đi niềm vui sướng và người đau khổ đeo nó quên đi nỗi buồn không?”. Người bán hàng lấy từ tấm bạt lên một chiếc vòng giản dị có khắc một dòng chữ. Khi Benaiah đọc dòng chữ trên chiếc vòng đó, khuôn mặt ông rạng ngời một nụ cười.

          Đêm đó toàn thành phố hân hoan, tưng bừng đón mùa lễ hội. “Nào, ông bạn của ta – vua Salomon hỏi – ông đã tìm thấy điều ta yêu cầu chưa?”. Tất cả cận thần có mặt đều cười lớn và cả chính vua Salomon cũng cười.
      Trước sự ngạc nhiên của mọi người, Benaiah đưa chiếc vòng ra và nói: “Nó đây, thưa đức vua”. Khi vua Salomon đọc dòng chữ, nụ cười biến mất trên khuôn mặt vua. Trên chiếc vòng đó có khắc dòng chữ: “Điều đó rồi cũng sẽ qua đi“.
          Vào chính giây phút ấy, vua Salomon nhận ra rằng tất thảy những sự khôn ngoan, vương giả và quyền uy của ông đều là phù du, bởi vì một ngày nào đó ông cũng chỉ là cát bụi…
          

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

NGÔI NHÀ ẤM CÚNG TUỔI XẾ CHIỀU

Quang cảnh ngôi nhà của Ông bà Đoái do các con xây cất

Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh và cán bộ cơ quan mừng Đại thọ Cụ Đoái  tuổi 90

Quang cảnh ngôi nhà vào ban đêm