Ba năm học cấp III ở Trường PTTH Tứ Kỳ, lớp tôi được Thầy Mạnh làm chủ nhiệm lớp. Sau khi học xong Đại học sư phạm, Thầy vào bộ đội và đã từng là một chiến sĩ giải phóng quân, tham gia chiến đấu trên các chiến trường. Sau khi đất nước thống nhất, Thầy rời Quân ngũ rồi về trường làm chủ nhiệm lớp chúng tôi. Những năm ấy Thầy còn trẻ và rất điển trai, phong độ. Cánh phụ nữ chắc là cũng rất nhiều cô hâm mộ Thầy lắm, tuy nhiên không thấy Thầy chấm một ai.
Thầy Mạnh |
Chúng tôi ra trường đi mỗi đứa một nơi, những tưởng sau đó Thầy sẽ xây dựng gia đình. Sau này quay lại thăm, vẫn thấy Thầy ở vậy. Nay Thầy đã ngoài 60, sức khoẻ không tốt lắm, tóc bạc, dáng gầy mà phong thái thì vẫn mộc mạc, mô phạm như xưa. Tình cảm của chúng tôi với Thầy sâu đậm lắm, nhưng trong lòng chúng tôi ai cũng hiểu,Thầy không muốn thấy chúng tôi tỏ ý thương cảm yếu đuối. Chúng tôi mỗi đứa một nơi, người xa thì xa cách, người gần thì bận bịu, do vậy chỉ thỉnh thoảng mới có điều kiện tới thăm Thầy chốc nhát.
Câu đối thế này:
Hai câu trên có nghĩa là:
-Chữ mạnh không có chữ tử, đánh thêm nét phẩy như chữ bạch trên đầu bộ tứ thì thành chữ huyết.
-Chữ nguyễn khuyết bộ a (liễu leo), chữ nguyên còn lại biến bộ nhị đi thành hai chấm thì thành chữ tâm.
Vế trước có chữ Mạnh là tên thầy, vế sau có chữ Nguyễn là họ của Thầy. Phi, khuyết muốn nói cuộc sống của Thầy so với lẽ thường có điều gì đó chưa trọn vẹn. Chữ tử và chữ a ghép lại thành ra chữ “a tử” có nghĩa là đứa trẻ, muốn nói thầy làm nghề gõ đầu trẻ. Nhiệt huyết và thành tâm là phẩm chất của Thầy.
ý hai vế này nói rằng: Thầy Mạnh không có con cái nhưng đã bạc đầu vì nhiệt huyết với sự nghiệp, với học trò; Thầy họ Nguyễn, cả đời ở vậy đến nay vẫn chưa hề có bóng liễu leo nhưng với mọi người cho hết cả tấm lòng mình.
Câu đối này cũng chưa được gọi là câu đối hoàn chỉnh, thâm chí nó chưa được gọi là câu đối. Tôi cũng muốn mọi người chê nó một chút, có thể khen nó một chút, thêm bớt một chút, giá như về nó để nó giống y như cuộc đời của Thầy tôi vậy.