Tham
nhũng là một trong những vấn đề nhức nhối, là một trong bốn nguy cơ của cách mạng,
sự nghiệp đổi mới, nó được ví như “giặc nội xâm” của đất nước. Tham nhũng và chống
tham nhũng là một chủ đề nóng mà toàn Đảng, toàn dân và cả xã hội đang quan
tâm.
Hiện nay có rất nhiều người hễ cứ mở miệng nói là cho rằng chế độ này là tham nhũng, là thối nát, là không thể thương tiếc, không thể tha thứ được, phải tiêu diệt hết bọn tham quan ấy đi … Vâng, rất có thể bạn có tinh thần, nhưng cách nghĩ, cách nói, cách viết, cách làm của bạn đang bị nhầm lẫn tai hại. Nếu bạn có tinh thần, bạn hãy tiếp cận nó với một cách khách quan và bạn sẽ tìm ra mình đang nhầm ở điều gì. Câu trả lời sẽ có ở phần sau.
Tham
nhũng là một căn bệnh vô cùng xấu xa và
vô cùng đáng căm ghét. Bởi vì nạn tham nhũng nó chính là lấy của cải, tiền bạc,
lợi ích của công làm của riêng cho một bộ phận có chức, có quyền. Của công đó
là tiền thuế của dân, là công lao động của dân, tài sản của nhà nước, của nhân
dân. Nó cướp đi giá trị tiến bộ của xã hội, đưa xã hội thụt lùi, chạy theo xu
hướng tôn thờ giá trị đồng tiền, coi thường kỷ cương phép nước, làm băng hoại
giá trị đạo đức. Nó tạo nên sự phẫn nộ trong nhân dân và chính là nguyên nhân để
kẻ thù lợi dụng kích động gây mất ổn định chính trị, xã hội.
Đấu
tranh phòng, chống tham nhũng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách hiện
nay của Đảng, Nhà nước, bộ máy chính trị và của toàn dân. Hiện nay Đảng ta, mà
tiên phong là vị Tổng Bí thư đáng kính đang cùng với nhân dân tích cực nhận diện,
đấu tranh phòng, chống và tiêu diệt “giặc nội xâm”, nhóm lửa, đốt lò để đưa những
“thanh củi khô, củi tươi” vào đốt, tẩy sạch bộ máy.
Có
rất nhiều người nhầm tưởng chỉ có nước ta mới tham nhũng, còn các nước khác thì
không có tham nhũng. Đó là điều nhầm tưởng thứ nhất.
Về tham nhũng, các nước khác trên thế giới thế nào?
Theo thống kê của Tổ chức minh bạch quốc tế, năm 2017 thì tất
cả các nước trên thế giới hiện nay đều có tham nhũng: Có nước ít, có nước nhiều
và có nước rất tồi tệ. Theo thống kê xếp hạng tham nhũng 180 quốc gia từ ít đến nhiều,
điểm minh bạch càng cao thì tham nhũng càng ít, điểm càng thấp thì tham nhũng
càng nhiều:
10 nước tham nhũng ít nhất là: Đan mạch,
Niu di lân, Phần lan, Thụy điển, Thụy sĩ, Na uy, singapor, Hà Lan, Canada, Đức,
Lucxămbua, Anh
10
nước đứng đầu về tham nhũng (mức tồi tệ)
là: Somalia, Nam sudan, Triều tiên, Syri, Yemen, Sudan, Lybia, Apganistan,
Ghine bit sao, Venezuela, Iraq.
Năm 2017, Việt nam xếp 107/180 nước với số điểm
35/100, ngang với các nước như Thái Lan, Ai Cập, Bờ biển Ngà.
Một số nước xung quanh chúng ta như Lào
đứng 123/180; Nga và Ucraina 131/180; Mianma 136/180; Campuchia 156/180… ở các
nước tham nhũng vô cùng nặng nề, tham nhũng lớn hơn ta nhiều (Các bạn cứ tham
khảo mà xem, có nhiều nước ta nghĩ họ ít tham nhũng nhưng họ xếp hạng dưới ta
nhiều). Trung Quốc hiện nay vươn lên thứ 80 nhờ chính sách đả hổ diệt ruồi của
Chủ tịch Tập Cận Bình, trước đó thì tham nhũng xếp vào hàng kinh khủng.
Nói như vậy không có nghĩa chúng ta
bao biện cho những thứ xấu xa kia. Nhưng bất cứ một vấn đề gì cũng phải được
nhìn nhận một cách khoa học, thấu đáo để xử lý đúng và hiệu quả.
Đúng
như Mác, Ăng ghen, Lê nin là những nhà lý luận xuất chúng của thời đại đã từng
chỉ ra, xã hội loài người từ khi phân chia thành giai cấp, từ chế độ Chiếm hữu
nô lệ, Phong kiến, Tư bản và kể cả giai đoạn đầu của XHCN thì không thể tránh
khỏi có những bất công, đặc quyền, đặc lợi, phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống
trị. Một chế độ xã hội mới ưu việt hơn ra đời trong lòng xã hội cũ, bao giờ
cũng vẫn tồn tại một phần những thuộc tính lạc hậu của chế độ cũ, nó sẽ dần bị
đấu tranh loại bỏ trong quá trình phát triển. Tham nhũng trong lòng CNXH chính
là một trong những vấn đề như vậy. Nó vẫn còn tồn tại là tạm thời không thể
tránh khỏi, nhưng chúng ta không chấp nhận điều này, bản chất của CNXH thì
không bao giờ chấp nhận nó, phải đấu tranh một cách kiên quyết, khoa học để loại
bỏ nó đi.
Nói đến tham nhũng, phàm là những người
chân chính, ai ai cũng đều căm ghép nó. Đảng, Nhà nước ta đã nhận thức sâu sắc
được vấn đề này, thông qua đánh giá trong các văn bản đều đã nêu rõ: Một bộ phận không nhỏ cán bộ,
đảng viên trong bộ máy tha hóa, biến chất, tham nhũng, cửa quyền… sa vào chủ
nghĩa cá nhân …. Dân ta lại hỏi lại: Bộ phận không nhỏ đó là những ai? Các bạn
đang thấy đấy, Đảng, Nhà nước ta đang từng bước chỉ ra, xem xét, xử lý quyết liệt
đến cùng không có vùng cấm và đang cho dân ta biết đó là những ai. Đó là những
Trịnh Xuân Thanh, Phan Tiến Dũng, Đinh La Thăng, Tất Thành Cang, Nguyễn Thanh
Hóa, Phan Sào Nam, Trần Bắc Hà … và danh sách sẽ còn dài thêm nữa.
Hiện nay, có nhiều người cứ muốn phải
làm dứt điểm ngay một lúc cho bằng hết. Các bạn thử đặt mình vào địa vị Lãnh đạo
Đất nước mà xem, có làm ngay một lúc được không? Bởi tham nhũng nó ẩn mình, giấu
mặt, trá hình trong những vỏ bọc là những ông quan có quyền, có chức, nó không
rõ ràng như kẻ thù xâm lược ngoại bang, bởi thế nó mới là giặc nội xâm, cần phải
từng bước một, điều tra, xét xử, loại bỏ đến đâu chắc đến đó. Như Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng đã nói: Khi lò đã cháy lên thì củi tươi cho vào cũng cháy; Ai
không làm được thì đứng sang một bên. Phương châm, bẻ dần từ cá nhân, từng
nhóm, từng bộ phận, từng mảng rồi làm trong sạch cả bộ máy…
Ta
phải xét đến một yếu tố nữa, sở dĩ một nước XHCN như chúng ta vẫn còn những tên
tham quan, là một phần bởi hệ thống Pháp luật của ta còn mới mẻ chưa được hoàn
thiện, trước đây sau khi ra khỏi các cuộc chiến tranh xâm lược, chúng ta quản lý xã hội chủ yếu thực hiện theo các sắc
lệnh, pháp lệnh, nghị định, chỉ thị, thông tư, hướng dẫn … thậm chí là có cả giấy
viết tay, mệnh lệnh bằng mồm. Do vậy còn rất nhiều sơ hở, quá trình thực hiện
thì vận dụng bừa bãi tạo ra sự lỏng lẻo về quản lý kinh tế, xã hội, từ đó đi đến
tham nhũng, lãng phí là rất gần. Ngày nay chúng ta dần hoàn thiện Hiến pháp,
các bộ luật hoàn thiện và sửa đổi dần chặt chẽ hơn. Phải có bước đi, lộ trình của
nó, càng ngày càng sâu hơn, càng nhanh hơn để làm trong sạch bộ máy của mình. Đảng,
Nhà nước đâu có làm ngơ. Gần đây, Nhà nước bàn để ra luật đặc khu để quản lý
cho chặt hơn thì nhiều bạn lại đi nghe kẻ xấu nó kích động cho rằng luật ủng hộ
bán đất cho người Trung Quốc. Ra luật an ninh mạng để quản lý không cho kẻ địch
lấy cắp thông tin, quảng bá không chính thống, tự do lừa phỉnh, giả thật lẫn lộn,
thì lại đi nghe kẻ xấu nó bảo là bịt mồm không cho tự do ngôn luận.
Ngày nay, lợi dụng sự nhận thức hạn chế
của dân ta (Có cả một bộ phận cán bộ); Thế lực thù địch lợi dụng chống tham
nhũng để kích động tâm lý cực đoan của một bộ phận thiếu hiểu biết, đặt lòng
yêu nước không đúng chỗ, kêu gọi đứng lên lật đổ cả chế độ này đi, nói rằng là
chế độ này quá tham nhũng, thối nát rồi.
Vậy theo các bạn, chỉ vì nhìn nhận một
chiều mà ta bỏ cả chế độ này đi ư? Trong khi ta mất bao xương máu mới dành lại
được đất nước, xây dựng được chế độ này.
Mác – Anghen trước đây đã từng nói: Nếu ta xây dựng CNXH mà xóa sạch những gì của
CNTB để lại thì có khác nào ta hắt chậu
nước tắm đi mà hắt luôn cả đứa trẻ nằm trong đó. Huống chi, ngày nay nếu ta
chống tham nhũng mà nghe theo thế lực phản động, lật đổ cả một chế độ XHCN thì
khác nào (mà còn hơn thế nữa) hắt cả “chậu
nước” như Mác – Ăng ghen đã từng nói
- mà trong đó nó đang chứa biết bao điều tốt đẹp.
Các bạn hãy để ý kỹ mà xem, lực lượng
thù địch chỉ đưa ra khẩu hiệu lật đổ, nhưng chúng không dám đưa ra là xây lên
chế độ gì? Ai làm chủ? Vì thực chất đi theo chúng là là xây lên một bộ máy bán
nước, kéo lùi lịch sử của nhân loại, của dân tộc ta, đất nước ta. Sẽ làm lợi
cho một chính quyền Tư sản ôm chân đế quốc: Đó chính là mất nước.
Nhìn
lại lịch sử đất nước đã chứng minh: Trong thời kỳ thực dân xâm lược nước ta,
nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở khắp nơi.
Nhưng tại sao các cuộc khởi nghĩa của Nông dân, của Phong kiến địa chủ, của tư
sản, phong trào của chí sĩ nổi lên đều đi đến thất bại? Cho đến khi có Đảng, có
Bác Hồ chỉ ra con đường cách mạng giải phóng dân tộc gắn với CNXH mới dành thắng
lợi hoàn toàn. Đó chính là xu thế tất yếu của thời đại, không chấp nhận tư hữu
nữa, nó lạc hậu lỗi thời rồi, nhân dân rất sáng suốt không còn lựa chọn cái lỗi
thời đó nữa. Đó là lựa chọn của lịch sử chứ không phải ý muốn của vài người nào
đó đâu. Hà cớ gì chúng ta có được ngày nay rồi, chúng ta đang có gần như mọi thứ,
mặc dù trước mắt nó còn khiếm khuyết, vậy mà còn nhẹ dạ nghe theo các thế lực lỗi
thời, lừa phỉnh, dối trá kia.
Chúng đang dùng con bài chống tham
nhũng để đánh lận con đen, lòe bịp, dỗ dành của kiểu cách mạng đường phố, cách
mạng màu, xã hội dân sự núp bóng tự do, dân chủ, dân tộc, nhân quyền, tự do tôn
giáo, kích động biểu tình, ngôn luận cho sướng mồm, rồi đưa nước ta thành nước
giống như kiểu của Nam Tư, I Raq, Apganistan, Syria, Libya … Các bạn đã nhìn thấy
nhỡn tiền ở các nước này rồi đấy, họ đang gánh hậu quả nặng nề, các thế lực đưa
con bỏ chợ, thi nhau tranh dành quyền lực, lợi ích; các nước lớn đục nước béo
cò nhảy vào xâu xé như bầy quạ đói… Rồi lại lái súng, cướp bóc, loạn lạc, không
chính quyền của dân, không quyền lợi của dân, các thế lực tranh dành quyền lợi,
nồi da xáo thịt, tha hồ bắn giết, hiếp, bắt bớ, đánh bom, bắn tên lửa, rốc két
bất cứ lúc nào. Rồi con lạc cha, vợ mất chồng, anh em lạc nhau, bạn bè trở
thành kẻ thù của nhau; Không việc làm, không thu nhập, không còn cơm áo, gạo tiền,
nhà cửa gì cũng thành tro bụi; không lễ lạt, hội hè, giao lưu gì nữa; Rồi dẫm đạp
lên nhau lên tàu đi tị nạn, biết đi đâu, ai chứa chấp mình? Chen nhau lên tàu rồi
nó đạp thẳng mình xuống biển không thương tiếc… Ngoảnh lại nhìn thì đã muộn rồi.
Chúng ta không nói quá lên đâu, ở đây
các bạn đều biết cả đấy, đế quốc, phản động và một số thế lực bất mãn chỉ mong
có thế thôi, chí ít là mong ta không mạnh lên được để chúng gặm nhấm cơ thể đất
nước ta, thay đổi màu da chế độ… phục vụ lợi ích của chúng.
Còn chế độ là còn Tổ quốc; Mất chế độ
là mất Tổ quốc, bởi nếu không còn chế độ, lúc đó Tổ quốc không còn của dân lao
động nữa, nó trở thành Tổ quốc của giai cấp, thế lực bóc lột mất rồi.
Vậy
các bạn lựa chọn đi: Chống tham nhũng như Đảng ta đang làm, hay lật đổ cả chế độ
rồi dâng đất nước cho phản động, cho bọn đế quốc nó xâu xé đây?