Đọc mấy dòng đầu,
có thể một số bạn nghĩ đến sẽ bỏ qua, không đọc nữa vì chính trị rối rắm,
nhưng các bạn hãy đọc cho kỹ những ý tứ ỏ phần sau.
Hiện
nay, trong một bộ phận đảng viên và quần chúng đang có một sự nhầm lẫn về Chủ
nghĩa xã hội (CNXH) và Tư bản Chủ nghĩa (TBCN). Đó chính là sự nhầm lẫn tai hại
về sự đánh giá, lựa chọn một trong hai con đường CNXH hay CNTB. Từ sự nhầm lẫn
đó dẫn đến một bộ phận không tin vào con đường xây dựng CNXH mà từ trước tới
nay ta đã lựa chọn; một bộ phận phân vân, lưỡng lự về qua điểm; một bộ phận nhẹ
dạ cả tin nghe theo các phần tử phản động đả kích chế độ ta, ca ngợi và muốn nước
ta đi theo CNTB.
Cái
nhầm ở đây là nhầm cái gì?
Khi đem so sánh nước ta với các nước TBCN,
có một số người thường có thói quen so sánh với các nước phát triển bằng một
phương pháp không khách quan. Ví dụ đem so nước ta với một số nước tư bản
phát triển như: Mỹ, Anh, Pháp, Ý, Đan mạch, Thụy điển, Nhật bản, Singapo …. Rồi
cho rằng nước ta không tươi đẹp bằng CNTB.
Đó là một cái nhầm vô cùng tai hại.
Những nước các bạn đang nói đến là những
nước phát triển tư bản từ rất sớm, ví dụ nước Anh từ 1640, Pháp từ 1789, Mỹ
1776 … trước ta hàng mấy trăm năm. Hay nói đúng hơn nước ta không qua giai đoạn
chiêm hữu nô lệ và TBCN mà phát triển từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đi
lên CNXH.
Các nước TB phát triển như hôm nay, cơ
bản ra khỏi chiến tranh từ 1945 (Gần100
năm nay họ có hòa bình); có nước chưa bao giờ bị chiến tranh xâm lược như
nước Mỹ. Thậm chí có một số nước đế quốc nhờ phát động chiến tranh, nuôi chiến
tranh mà đi vơ vét của cải của các nươc thuộc địa về làm giàu cho giơid tư sản
nước họ: Do buôn bán vũ khí, khai thác tài nguyên, mở rộng thị trường, dành lợi
thế cho mình trong thương mại, tạo bất lợi cho nước ngoài, cướp của, buôn bán
trên lưng của những nước thuộc địa và những nước chịu ảnh hưởng …
Những nước như Anh, Pháp, Tây Ban Nha,
Bồ đào nha…là những nước đi xâm chiếm thuộc địa từ rất sớm. Sau này có Đức, Ý,
Nhật, Mỹ …
Những nước này giàu có nhưng thực tế
có hoàn toàn tốt đẹp không?
Câu
trả lời là không hoàn toàn, bởi trong lòng nó vẫn chứa đầy mâu thuẫn ngày càng
sâu sắc và rất nhiều vấn đề nhức nhối:
Ở nước họ, do sự bất công bằng mà công
nhân, nông dân vẫn xuống đường đấu tranh với nhà cầm quyền không có hồi kết; Ở
một số nước, các tổ chức khủng bố thi nhau nảy nở, mọc lên như nấm. Các vụ đánh bom, xả khí độc, xả súng, cán bằng
xe tải, bằng các thiết bị khác… diễn ra ở khắp các nước TB phát triển, ảnh hưởng
đến đời sống, tính mạng của nhân dân. Các vụ xả súng triền miên, chết cả hàng mấy
chục, mấy trăm người một lúc, mật độ ngày càng dày thêm. Tại sao có khủng bố cực
đoan thế? Nó sinh ra từ sự quá bất công
trong lòng xã hội tư bản, sự chèn ép lẫn nhau của các thế lực trong xã hội tư bản
dẫn tới bất lực, không giải quyết được mà dẫn tới khủng bố cực đoan. Khủng
bố sinh ra ở một số nước TB rồi xuất khẩu sang toàn thế giới tư bản, trở thành
một chủ nghĩa. Có thể nói, CN Khủng bố ra đời gắn liền với chế độ TBCN.
Ở các nước TB phát triển, người thất
nghiệp, vô gia cư, chết đói, chết rét trên đường phố, dưới gầm cầu không phải
là ít. Những con chó có thể được uống sữa còn trẻ em vẫn đói khát như thường do
cách biệt về giàu nghèo. Những khu vui chơi giải trí phồn hoa, những dịch vụ
hoàn hảo, những khách sạn, rạp hát hạng sang chỉ phục vụ giới giàu có, người
dân bình thường đừng hòng bén mảng tới.
Các vụ thiên tai, hỏa hoạn, rò rỉ
phóng xạ chết và ảnh hưởng hàng vạn người do cơ chế cứu hộ của họ không ưu việt
như chúng ta …vv và vv
Vẻ bề ngoài hoa lệ được chiếu trên
truyền hình, quảng bà du lịch đang đánh lừa các bạn. Các bạn nghe qua lời kể của
một số người từ những nước này trở về, họ chủ yếu là giới có tiền, họ không di
đến những nơi còn nghèo khổ ở những nước này. Một số người bình thường trở về,
trong câu chuyện, họ không kể cho bạn những nỗi cam chịu, thậm chí là tủi nhục
mà họ phải chịu ở xứ người vì lòng sĩ diện. Những người chạy sang Mỹ sau năm
1975, đến nay họ đã biết không giàu có bằng người trong nước, một số ca sĩ, việt
kiều đã phải trở về Việt nam để kiếm sống.
Một câu hỏi khác, tại
sao các bạn không đem so nước ta với một số nước tư bản trung bình và chậm phát
triển khác?
Những
nước tư bản ở Châu Phi, Châu Mỹ, Trung đông như Angola, mozambic, Nigieria,
Yemen, Ghine Bitsao, Somalia, Nam su đăng, Xyria, Iraq … Ở đó họ cũng là những nước
tư bản, nhưng họ có những gì?
Ở những nước tư bản này, nghèo đói
quanh năm, không có lương thực, thực phẩm,
nước uống, thuốc men … Họ không có việc làm, không thu nhập, họ gần như phụ thuộc
cơ bản vào viện trợ nước ngoài, chịu sự hỗ trợ của Liên hiệp quốc, thậm chí chết
đói rất nhiều ở Somalia, Yemen, Sudan, Nam Sudan …. Dịch bệnh tràn lan không
thuốc chữa bệnh (HIV, Ebola, than, đậu mùa, tả, uốn ván ... Họ chết vì những bệnh
nhiễm trùng bình thường mà ở Việt Nam ta không bao giờ xảy ra như thế. Xã hội ở
một số nơi gần như vô chính phủ, bất ổn định chính trị, đảo chính thường xuyên,
tội phạm tràn lan: Tha hồ cướp bóc, giết, hiếp … chà đạp nhân quyền hàng ngày,
hàng giờ…
Phân biệt chủng tộc, phân biệt giới
tính cực kỳ nặng nề… (Lương của người da màu thấp hơn nhiều lần so với người da
trắng, việc làm và hoạt động xã hội của phụ nữ bị cấm…) Đua nhau chạy tị nạn tại
các nước khác, làm mồi cho thế lực buôn bán người, buôn bán trẻ em, buôn bán phụ
nữ…
Một câu hỏi nữa, ta so với họ thế nào?
Nước ta thống nhất đất nước từ 1975, ta
còn giúp bạn Lào và Campuchia giải phóng đất nước, xây dựng chính quyền. Đến
11/ 1977 lại bị chiến tranh Tây nam do bè lũ pôn pốt – Iêng sa ri, Khiêu xăm
phon xâm lược ở Biên giới Tây nam. Miền Bắc nước ta từ 1979 lại bị chiến tranh xâm
lược ở khắp 6 tỉnh biên giới phía bắc, cả nước oàn mình chống chiến tranh ở hai
đầu đất nước. Đến tháng 12 năm 1989 mới bình thường hóa quan hệ. Đến nay mới thực
thực sự hòa bình được 28 năm thôi, nếu tính sự nghiệp đổi mới từ 1986 đến nay
là 32 năm đổi mới. Từ năm 1975 đến năm 2000 Mỹ vẫn dùng chính sách cấm vận với
Việt Nam. Mỹ bỏ cấm vận đến nay mới được 18 năm.
Vậy là ta đi lên từ một bàn tay trắng
đấy chứ. 28 năm trước ta có gì?
Những năm 1990 về trước, ai trải qua
giai đoạn ấy mới thấu hiểu: Đói, nghèo, đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn.
Những đứa trẻ ở thời kỳ ấy thèm từ miếng sắn,
củ khoai, mỗi người 1 năm được 4m vải phin, nhuộm củ nâu, vải để lâu mục ra, áo
may rồi vá chằng vá đụp. Không điện, uóng
nước ao tù, không kem đánh răng, không máy móc, thiếu từ cái đinh trở đi, nền
kinh tế tự cung, tự cấp… Thế đấy, mỗi
khi các bạn nói, viết cần nghĩ một cách lịch sử, cụ thể. Đừng nghĩ, nói, viết
trôi tuồn tuột theo những cái miệng ác khẩu mà phụ công của cha ông.
Ngày nay sau 28 năm ta có gì?
Điều
kiện thiết yếu được đáp ứng ngày càng cao hơn: Các bạn tự đem so xem. Lương thực,
thực phẩm từ thiếu thốn, đến nay no đủ, chúng ta còn là một trong những nước xuất
khẩu lương thực hàng đầu thế giới sang Trung Quốc, Ấn độ, Châu Phi …
Bây giờ người dân bình thường cũng nghĩ đến ăn
ngon, mặc đẹp. Thu nhập của người dân bình thường đã có tích lũy. Nước sạch và
hợp vệ sinh; điện lưới, truyền hình đã phủ gần như khắp các vùng sâu, vùng xa, các xã đảo, đâu không có điện lưới thì có điện
gió, năng lượng mặt trời để sử dụng. Cái mặc ngày nay tha hồ lựa chọn hàng tốt
và rẻ. Người nhèo nhất cũng có căn nhà để ở, không có thì do nhà nước, chính phủ,
quân đội, xã hội hỗ trợ. Đường sa, cầu cống, xe hơi, máy bay …đi đến đâu là tùy
chọn. Sinh hoạt văn hóa, dịch vụ, du lịch không còn xa lạ, kể cả đối với người
dân nông thôn. Cảnh quan đất nước đâu đâu cũng như tranh
Về an ninh: Việt Nam là một trong những
quốc gia an toàn nhất thế giới. (Chúng ta không có chuyện phải bảo vệ nguyên thủ
đến 18 000 cảnh sát như nhiều nước; Thủ tướng Úc chạy bộ trên bờ hồ Hoàn kiếm
được coi là chuyện lạ thế giới… Nguyên thủ của ta đi thăm công trường, hầm mỏ
không cần phải tuyển lọc người, đứng giữa công nhân nói chuyện không phải lo
gì)
Đối
phó với thiên tai: Không giống nước ngoài dựa hoàn toàn vào cảnh sát, chúng
ta có bộ đội, công an, mặt trận, đoàn thể, làng, xóm, khu, tổ chăm lo cho đến tận
từng nhà, … Thường so với các nước ta ưu việt hơn họ rất nhiều. Nhiều nước tư bản,
họ để mặc dân, thân ai tự lo trong bão lũ, sóng thần thiệt hại cả nghìn người một
lúc …
-VN là một Đất nước hạnh
phúc (Năm 2017, ta đứng trong tốp thứ
5 về chỉ số hạnh phúc: Theo thống kê của trang Happyplanetindex.org, nước có chỉ
số hạnh phúc (HPI) cao nhất là Costa Rica (44,7), xếp thứ nhất trong số 140 quốc
gia. Các nước nằm trong top 5 lần lượt là Mexico (40,7), Columbia (40,7),
Vanuatu (40,6), và thứ 5 là Việt Nam (40,3).
Chỉ số hạnh phúc (HPI) của nước Mỹ các bạn biết xếp bao nhiêu
không? xếp thứ 108/140 với chỉ số HPI là 20,7. Các nước mà nhiều người đem ra
so sánh với ta, đang có chỉ số HP thấp hơn ta nhiều. Đất nước có chỉ số HPI thấp
nhất thế giới là nước Cộng hòa Chad, một quốc gia không giáp biển tại Trung Phi
với chỉ số HPI là 12,8. Mặc dù chất lượng mức sống của người Việt chỉ đạt
5.5/10 điểm, thấp hơn nhiều so với các nước khác trong top 10 nước có chỉ số hạnh
phúc cao nhất, nhưng về các yếu tố con người, Việt Nam vẫn nổi trội. Người Việt
có tuổi thọ trung bình ấn tượng: 75,5 năm. Việt Nam và Gambia đều có nền kinh tế
tương tự với chỉ số GDP/người gần bằng nhau, nhưng người dân Việt Nam ta sống
thọ hơn Gambia khoảng 17 tuổi.
Xóa đói giảm nghèo của ta có thứ hạng trên thế giới về tốc độ và
độ ổn định cao. Số người nghèo đói đã giảm mạnh từ 58% (1993) còn 10,7% (2010),
7% (2017) “Không để ai tụt lại phía sau”. Các nước đánh giá rất cao Việt nam về
đề án xây dựng nông thôn mới.
Y
tế của ta như vậy thôi nhưng thế giới đánh giá rất cao. Nước ta từ rất lâu rồi
không xảy ra bệnh dịch lớn. Ta đã giải quyết được sốt rét, lao cách đây hàng chục
năm. Đậu mùa, sởi, uốn ván, bệnh dại… từ rất lâu rồi. Có những căn bệnh như
ghép gan, tim, mắt, thận và các bộ phận cơ thể đứng hàng nhất nhì thế giới với
đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giỏi (Như bệnh tim).
Việt Nam có tỷ lệ phổ cập giáo dục cao tầm thế giới. Từ năm 2012 đến nay, tỷ lệ trẻ em nhập học của
Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới với 98% số trẻ được đến trường. Phổ cập
giáo dục đến cấp 2 rồi. Tỉ lệ mù chữ ngay cả Trung quốc phát triển như vậy
nhưng tỉ lệ mù chữ và tái mù rất cao, thậm chí không so được với ta vì tỉ lệ tái
mù lớn.
Về Internet có thứ hạng: Xếp thứ 20/176
nước trên thế giới. Phát triển như Trung quốc cũng không có internet thoải mái
như ta, nhiều nước phát triển còn sau ta rất xa.
Chính sách dân tộc, tôn giáo, bình đẳng
giới của ta hết sức ưu việt. Không có phân biệt sắc tộc, tôn giáo như nhiều nước.
Thương mại quốc tế ngày càng hội nhập
và phát triển nhanh chóng: Việt Nam là một trong những thành viên của WTO, Tham
gia tổ chức thương mại Châu Á TBD, Asean …với các chính sách ngày càng ưu việt.
Uy tín của VN trên trường quốc tế ngày
càng lớn (Hội đồng bảo an LHQ,tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình quôc tế, tiếng
nói của Việt Nam được ủng hộ, nhất là vấn đề Biển đông được nhiều nước như Úc,
Mỹ, Singapo, Indonesia ….ủng hộ.
Đây là một bước chuyển mình vĩ đại,
thành tựu to lớn mà ai cũng phải thừa nhận. Các nước trên thế giới, kể cả Tổng
thống Mỹ Obama và Donal Trump đến Việt Nam đều đánh giá nước ta là một nước mới
ra khỏi chiến tranh hơn 20 năm nhưng là quốc gia phát triển nhanh nhất châu lục
(Tức Châu Á)
Vậy tại sao lại đi so mình với Mỹ,
Anh, Pháp rồi tự ngộ nhận mình bỏ chế độ CNXH đi theo CNTB thì cũng giàu như họ?
Thậm chí có người còn phủ nhận ý nghĩa của sự nghiêp giải phóng dân tộc, thống
nhất Tổ quốc.
Các
bạn cứ thử hỏi mình đi, anh em ruột giàu nghèo còn chưa chắc đã sẻ của cho
nhau, huống chi từ một đất nước tư bản xa xôi kia. Họ có bổn phận gì với dân tộc
ta mà họ đem của cải, tiền bạc cho không chúng ta, nếu như họ không lấy đi của
ta cả một đất nước, một chế độ, buôn bán trên lưng dân tộc ta. Nếu có lợi, chỉ
là có lợi cho một nhóm người ôm chân họ mà thôi.
Như
thế mới nói nhiều người đang nhầm to. Ai đó ơi, hãy đánh giá cho khách quan đi,
đừng dễ bị lừa phỉnh vì vẻ bề ngoài như thế! Chúng ta đang có một đất nước tươi đẹp, vì cầu toàn quá hay vì nhận thức chưa hết mà bạn có thể đánh giá sai về chính mình thôi. Đừng suy nghĩ nông cạn mà dạp đổ nó. Nếu bạn chăm lo cho đất nước, bạn hãy cùng mọi người đóng góp hoàn thiện những điều đích thực mà chúng ta còn thiếu, xây dựng nước nhà tươi đẹp hơn.