Sá sùng thuộc ngành giun đốt chỉ sống ở những bãi cát ven biển nơi thủy triều lên, xuống tạo ra những doi cát. Chúng có hình dạng na ná như một con giun khổng lồ đầy màu sắc, hoặc trong những hang
đá, khe cát ở tận dưới đáy biển sâu từ 10 đến 30 m. Khi còn tươi, sá
sùng có độ dài khoảng 10 đến 15 cm, cá biệt có con dài đến 15–40 cm, Da thay đổi màu sắc tùy theo môi trường nó ở, dùng tay sờ vào
thấy mềm và mát. Ruột sá sùng giống như ruột giun, chỉ một đường ống từ
đầu đến cuối, không có tim, gan, phổi.
Tại Việt Nam, tùy theo mỗi vùng, tên dân gian của loài động vật này mỗi khác như sa sùng, sâu đất, đồn đột, chặt khoai, giun biển, đặc biệt người dân huyện Vân Đồn, Quảng Ninh thường gọi là "mồi". Ở Quảng Ninh sá sùng có ở nhiều nơi nhưng ngon nhất ở vùng Cô Tô, Vân Đồn, Móng Cái. Chữ sá theo hán việt là sa, tức là cát; chữ sùng là trùng, tức là giun, sâu.
Có hai loại khác nhau: Loại lớn, dài gọi là con sá sùng; loại nhỏ ngắn được gọi là con bông thùa. hai loại này khác nhau đấy nhé. Giống như con tôm khác với con tép vậy.
Bông thùa thường để xào với tỏi tươi, su hào. Sá sùng cũng có thể dùng tươi, nhưng chủ yếu là phơi, sấy khô rồi mới dùng. Khi rang con sá sùng không đúng cách thường bị sạn do cát vẫn còn vương lại ở phần đầu của nó.
Cách rang con sá sùng khô như sau:
Bỏ ½ kg muối hạt
váo chảo, rang đến khi nào muối nổ hết chuyển sang màu trắng (Như ta vẫn rang
muối vừng) thì bỏ sá sùng khô vào rang cùng muối.
Mục đích, thứ
nhất là để muối sẽ giữ hết những hạt cát ở trong sá sùng, lúc ăn sẽ không sạn.
Thứ hai là sái sùng sẽ chín đều hơn.
Sá sùng khô |
Khi đã được, đổ
muối và sá sùng ra cho nguội rồi đổ vào rổ lắc để tách muối ra (Nếu đổ ngay vào
rổ nhựa sẽ bị queo nhựa vì nóng).
Nếu muốn bóng
và ngậy thì cho một ít mỡ vào chảo rồi đảo đều lên. Sau đó là dùng được.
Sá sùng rang
có thể dùng nhắm rượu, bia hoặc bỏ vào lọ, thỉnh thoảng bỏ một vài chục con vào
nấu canh, phở, miến sẽ rất ngọt và thơm.