Thứ Ba, 4 tháng 12, 2018

CHỐNG GIẶC NỘI XÂM – MỘT VIỆC LÀM CẤP BÁCH


          Tham nhũng là một trong những vấn đề nhức nhối, là một trong bốn nguy cơ của cách mạng, sự nghiệp đổi mới, nó được ví như “giặc nội xâm” của đất nước. Tham nhũng và chống tham nhũng là một chủ đề nóng mà toàn Đảng, toàn dân và cả xã hội đang quan tâm.
          Hiện nay có rất nhiều người hễ cứ mở miệng nói là cho rằng chế độ này là tham nhũng, là thối nát, là không thể thương tiếc, không thể tha thứ được, phải tiêu diệt hết bọn tham quan ấy đi … Vâng, rất có thể bạn có tinh thần, nhưng cách nghĩ, cách nói, cách viết, cách làm của bạn đang bị nhầm lẫn tai hại. Nếu bạn có tinh thần, bạn hãy tiếp cận nó với một cách khách quan và bạn sẽ tìm ra mình đang nhầm ở điều gì. Câu trả lời sẽ có ở phần sau.
Tham nhũng  là một căn bệnh vô cùng xấu xa và vô cùng đáng căm ghét. Bởi vì nạn tham nhũng nó chính là lấy của cải, tiền bạc, lợi ích của công làm của riêng cho một bộ phận có chức, có quyền. Của công đó là tiền thuế của dân, là công lao động của dân, tài sản của nhà nước, của nhân dân. Nó cướp đi giá trị tiến bộ của xã hội, đưa xã hội thụt lùi, chạy theo xu hướng tôn thờ giá trị đồng tiền, coi thường kỷ cương phép nước, làm băng hoại giá trị đạo đức. Nó tạo nên sự phẫn nộ trong nhân dân và chính là nguyên nhân để kẻ thù lợi dụng kích động gây mất ổn định chính trị, xã hội.
Đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách hiện nay của Đảng, Nhà nước, bộ máy chính trị và của toàn dân. Hiện nay Đảng ta, mà tiên phong là vị Tổng Bí thư đáng kính đang cùng với nhân dân tích cực nhận diện, đấu tranh phòng, chống và tiêu diệt “giặc nội xâm”, nhóm lửa, đốt lò để đưa những “thanh củi khô, củi tươi” vào đốt, tẩy sạch bộ máy.
Có rất nhiều người nhầm tưởng chỉ có nước ta mới tham nhũng, còn các nước khác thì không có tham nhũng. Đó là điều nhầm tưởng thứ nhất.
Về tham nhũng, các nước khác trên thế giới thế nào?
          Theo thống kê  của Tổ chức minh bạch quốc tế, năm 2017 thì tất cả các nước trên thế giới hiện nay đều có tham nhũng: Có nước ít, có nước nhiều và có nước rất tồi tệ. Theo thống kê xếp hạng tham nhũng 180 quốc gia từ ít đến nhiều, điểm minh bạch càng cao thì tham nhũng càng ít, điểm càng thấp thì tham nhũng càng nhiều:
          10 nước tham nhũng ít nhất là: Đan mạch, Niu di lân, Phần lan, Thụy điển, Thụy sĩ, Na uy, singapor, Hà Lan, Canada, Đức, Lucxămbua, Anh
10 nước đứng đầu về tham nhũng (mức tồi tệ) là: Somalia, Nam sudan, Triều tiên, Syri, Yemen, Sudan, Lybia, Apganistan, Ghine bit sao, Venezuela, Iraq.
           Năm 2017, Việt nam xếp 107/180 nước với số điểm 35/100, ngang với các nước như Thái Lan, Ai Cập, Bờ biển Ngà.
          Một số nước xung quanh chúng ta như Lào đứng 123/180; Nga và Ucraina 131/180; Mianma 136/180; Campuchia 156/180… ở các nước tham nhũng vô cùng nặng nề, tham nhũng lớn hơn ta nhiều (Các bạn cứ tham khảo mà xem, có nhiều nước ta nghĩ họ ít tham nhũng nhưng họ xếp hạng dưới ta nhiều). Trung Quốc hiện nay vươn lên thứ 80 nhờ chính sách đả hổ diệt ruồi của Chủ tịch Tập Cận Bình, trước đó thì tham nhũng xếp vào hàng kinh khủng.
          Nói như vậy không có nghĩa chúng ta bao biện cho những thứ xấu xa kia. Nhưng bất cứ một vấn đề gì cũng phải được nhìn nhận một cách khoa học, thấu đáo để xử lý đúng và hiệu quả.
Đúng như Mác, Ăng ghen, Lê nin là những nhà lý luận xuất chúng của thời đại đã từng chỉ ra, xã hội loài người từ khi phân chia thành giai cấp, từ chế độ Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Tư bản và kể cả giai đoạn đầu của XHCN thì không thể tránh khỏi có những bất công, đặc quyền, đặc lợi, phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. Một chế độ xã hội mới ưu việt hơn ra đời trong lòng xã hội cũ, bao giờ cũng vẫn tồn tại một phần những thuộc tính lạc hậu của chế độ cũ, nó sẽ dần bị đấu tranh loại bỏ trong quá trình phát triển. Tham nhũng trong lòng CNXH chính là một trong những vấn đề như vậy. Nó vẫn còn tồn tại là tạm thời không thể tránh khỏi, nhưng chúng ta không chấp nhận điều này, bản chất của CNXH thì không bao giờ chấp nhận nó, phải đấu tranh một cách kiên quyết, khoa học để loại bỏ nó đi.
          Nói đến tham nhũng, phàm là những người chân chính, ai ai cũng đều căm ghép nó. Đảng, Nhà nước ta đã nhận thức sâu sắc được vấn đề này, thông qua đánh giá trong các văn bản  đều đã nêu rõ: Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong bộ máy tha hóa, biến chất, tham nhũng, cửa quyền… sa vào chủ nghĩa cá nhân …. Dân ta lại hỏi lại: Bộ phận không nhỏ đó là những ai? Các bạn đang thấy đấy, Đảng, Nhà nước ta đang từng bước chỉ ra, xem xét, xử lý quyết liệt đến cùng không có vùng cấm và đang cho dân ta biết đó là những ai. Đó là những Trịnh Xuân Thanh, Phan Tiến Dũng, Đinh La Thăng, Tất Thành Cang, Nguyễn Thanh Hóa, Phan Sào Nam, Trần Bắc Hà … và danh sách sẽ còn dài thêm nữa.
          Hiện nay, có nhiều người cứ muốn phải làm dứt điểm ngay một lúc cho bằng hết. Các bạn thử đặt mình vào địa vị Lãnh đạo Đất nước mà xem, có làm ngay một lúc được không? Bởi tham nhũng nó ẩn mình, giấu mặt, trá hình trong những vỏ bọc là những ông quan có quyền, có chức, nó không rõ ràng như kẻ thù xâm lược ngoại bang, bởi thế nó mới là giặc nội xâm, cần phải từng bước một, điều tra, xét xử, loại bỏ đến đâu chắc đến đó. Như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: Khi lò đã cháy lên thì củi tươi cho vào cũng cháy; Ai không làm được thì đứng sang một bên. Phương châm, bẻ dần từ cá nhân, từng nhóm, từng bộ phận, từng mảng rồi làm trong sạch cả bộ máy…
Ta phải xét đến một yếu tố nữa, sở dĩ một nước XHCN như chúng ta vẫn còn những tên tham quan, là một phần bởi hệ thống Pháp luật của ta còn mới mẻ chưa được hoàn thiện, trước đây sau khi ra khỏi các cuộc chiến tranh xâm lược, chúng ta  quản lý xã hội chủ yếu thực hiện theo các sắc lệnh, pháp lệnh, nghị định, chỉ thị, thông tư, hướng dẫn … thậm chí là có cả giấy viết tay, mệnh lệnh bằng mồm. Do vậy còn rất nhiều sơ hở, quá trình thực hiện thì vận dụng bừa bãi tạo ra sự lỏng lẻo về quản lý kinh tế, xã hội, từ đó đi đến tham nhũng, lãng phí là rất gần. Ngày nay chúng ta dần hoàn thiện Hiến pháp, các bộ luật hoàn thiện và sửa đổi dần chặt chẽ hơn. Phải có bước đi, lộ trình của nó, càng ngày càng sâu hơn, càng nhanh hơn để làm trong sạch bộ máy của mình. Đảng, Nhà nước đâu có làm ngơ. Gần đây, Nhà nước bàn để ra luật đặc khu để quản lý cho chặt hơn thì nhiều bạn lại đi nghe kẻ xấu nó kích động cho rằng luật ủng hộ bán đất cho người Trung Quốc. Ra luật an ninh mạng để quản lý không cho kẻ địch lấy cắp thông tin, quảng bá không chính thống, tự do lừa phỉnh, giả thật lẫn lộn, thì lại đi nghe kẻ xấu nó bảo là bịt mồm không cho tự do ngôn luận.
          Ngày nay, lợi dụng sự nhận thức hạn chế của dân ta (Có cả một bộ phận cán bộ); Thế lực thù địch lợi dụng chống tham nhũng để kích động tâm lý cực đoan của một bộ phận thiếu hiểu biết, đặt lòng yêu nước không đúng chỗ, kêu gọi đứng lên lật đổ cả chế độ này đi, nói rằng là chế độ này quá tham nhũng, thối nát rồi.
          Vậy theo các bạn, chỉ vì nhìn nhận một chiều mà ta bỏ cả chế độ này đi ư? Trong khi ta mất bao xương máu mới dành lại được đất nước, xây dựng được chế độ này.
          Mác – Anghen trước đây đã từng nói: Nếu ta xây dựng CNXH mà xóa sạch những gì của CNTB để lại thì có khác nào ta hắt chậu nước tắm đi mà hắt luôn cả đứa trẻ nằm trong đó. Huống chi, ngày nay nếu ta chống tham nhũng mà nghe theo thế lực phản động, lật đổ cả một chế độ XHCN thì khác nào (mà còn hơn thế nữa) hắt cả “chậu nước” như Mác – Ăng ghen đã từng nói - mà trong đó nó đang chứa biết bao điều tốt đẹp.
          Các bạn hãy để ý kỹ mà xem, lực lượng thù địch chỉ đưa ra khẩu hiệu lật đổ, nhưng chúng không dám đưa ra là xây lên chế độ gì? Ai làm chủ? Vì thực chất đi theo chúng là là xây lên một bộ máy bán nước, kéo lùi lịch sử của nhân loại, của dân tộc ta, đất nước ta. Sẽ làm lợi cho một chính quyền Tư sản ôm chân đế quốc: Đó chính là mất nước.
Nhìn lại lịch sử đất nước đã chứng minh: Trong thời kỳ thực dân xâm lược nước ta, nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở khắp nơi. Nhưng tại sao các cuộc khởi nghĩa của Nông dân, của Phong kiến địa chủ, của tư sản, phong trào của chí sĩ nổi lên đều đi đến thất bại? Cho đến khi có Đảng, có Bác Hồ chỉ ra con đường cách mạng giải phóng dân tộc gắn với CNXH mới dành thắng lợi hoàn toàn. Đó chính là xu thế tất yếu của thời đại, không chấp nhận tư hữu nữa, nó lạc hậu lỗi thời rồi, nhân dân rất sáng suốt không còn lựa chọn cái lỗi thời đó nữa. Đó là lựa chọn của lịch sử chứ không phải ý muốn của vài người nào đó đâu. Hà cớ gì chúng ta có được ngày nay rồi, chúng ta đang có gần như mọi thứ, mặc dù trước mắt nó còn khiếm khuyết, vậy mà còn nhẹ dạ nghe theo các thế lực lỗi thời, lừa phỉnh, dối trá kia.
          Chúng đang dùng con bài chống tham nhũng để đánh lận con đen, lòe bịp, dỗ dành của kiểu cách mạng đường phố, cách mạng màu, xã hội dân sự núp bóng tự do, dân chủ, dân tộc, nhân quyền, tự do tôn giáo, kích động biểu tình, ngôn luận cho sướng mồm, rồi đưa nước ta thành nước giống như kiểu của Nam Tư, I Raq, Apganistan, Syria, Libya … Các bạn đã nhìn thấy nhỡn tiền ở các nước này rồi đấy, họ đang gánh hậu quả nặng nề, các thế lực đưa con bỏ chợ, thi nhau tranh dành quyền lực, lợi ích; các nước lớn đục nước béo cò nhảy vào xâu xé như bầy quạ đói… Rồi lại lái súng, cướp bóc, loạn lạc, không chính quyền của dân, không quyền lợi của dân, các thế lực tranh dành quyền lợi, nồi da xáo thịt, tha hồ bắn giết, hiếp, bắt bớ, đánh bom, bắn tên lửa, rốc két bất cứ lúc nào. Rồi con lạc cha, vợ mất chồng, anh em lạc nhau, bạn bè trở thành kẻ thù của nhau; Không việc làm, không thu nhập, không còn cơm áo, gạo tiền, nhà cửa gì cũng thành tro bụi; không lễ lạt, hội hè, giao lưu gì nữa; Rồi dẫm đạp lên nhau lên tàu đi tị nạn, biết đi đâu, ai chứa chấp mình? Chen nhau lên tàu rồi nó đạp thẳng mình xuống biển không thương tiếc… Ngoảnh lại nhìn thì đã muộn rồi.
          Chúng ta không nói quá lên đâu, ở đây các bạn đều biết cả đấy, đế quốc, phản động và một số thế lực bất mãn chỉ mong có thế thôi, chí ít là mong ta không mạnh lên được để chúng gặm nhấm cơ thể đất nước ta, thay đổi màu da chế độ… phục vụ lợi ích của chúng.
          Còn chế độ là còn Tổ quốc; Mất chế độ là mất Tổ quốc, bởi nếu không còn chế độ, lúc đó Tổ quốc không còn của dân lao động nữa, nó trở thành Tổ quốc của giai cấp, thế lực bóc lột mất rồi.
Vậy các bạn lựa chọn đi: Chống tham nhũng như Đảng ta đang làm, hay lật đổ cả chế độ rồi dâng đất nước cho phản động, cho bọn đế quốc nó xâu xé đây?


Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

CÂU TRẢ LỜI RÕ MỒN MỘT VỀ BẢN CHẤT CHẾ ĐỘ.


           Đọc mấy dòng đầu, có thể một số bạn nghĩ đến sẽ bỏ qua, không đọc nữa vì chính trị rối rắm, nhưng các bạn hãy đọc cho kỹ những ý tứ ỏ phần sau.
Hiện nay, trong một bộ phận đảng viên và quần chúng đang có một sự nhầm lẫn về Chủ nghĩa xã hội (CNXH) và Tư bản Chủ nghĩa (TBCN). Đó chính là sự nhầm lẫn tai hại về sự đánh giá, lựa chọn một trong hai con đường CNXH hay CNTB. Từ sự nhầm lẫn đó dẫn đến một bộ phận không tin vào con đường xây dựng CNXH mà từ trước tới nay ta đã lựa chọn; một bộ phận phân vân, lưỡng lự về qua điểm; một bộ phận nhẹ dạ cả tin nghe theo các phần tử phản động đả kích chế độ ta, ca ngợi và muốn nước ta đi theo CNTB.
          Cái  nhầm ở đây là nhầm cái gì?
          Khi đem so sánh nước ta với các nước TBCN, có một số người thường có thói quen so sánh với các nước phát triển bằng một phương pháp không khách quan. Ví dụ đem so nước ta với một số nước tư bản phát triển như: Mỹ, Anh, Pháp, Ý, Đan mạch, Thụy điển, Nhật bản, Singapo …. Rồi cho rằng nước ta không tươi đẹp bằng CNTB.
          Đó là một cái nhầm vô cùng tai hại.
          Những nước các bạn đang nói đến là những nước phát triển tư bản từ rất sớm, ví dụ nước Anh từ 1640, Pháp từ 1789, Mỹ 1776 … trước ta hàng mấy trăm năm. Hay nói đúng hơn nước ta không qua giai đoạn chiêm hữu nô lệ và TBCN mà phát triển từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đi lên CNXH.
          Các nước TB phát triển như hôm nay, cơ bản ra khỏi chiến tranh từ 1945 (Gần100 năm nay họ có hòa bình); có nước chưa bao giờ bị chiến tranh xâm lược như nước Mỹ. Thậm chí có một số nước đế quốc nhờ phát động chiến tranh, nuôi chiến tranh mà đi vơ vét của cải của các nươc thuộc địa về làm giàu cho giơid tư sản nước họ: Do buôn bán vũ khí, khai thác tài nguyên, mở rộng thị trường, dành lợi thế cho mình trong thương mại, tạo bất lợi cho nước ngoài, cướp của, buôn bán trên lưng của những nước thuộc địa và những nước chịu ảnh hưởng …
          Những nước như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ đào nha…là những nước đi xâm chiếm thuộc địa từ rất sớm. Sau này có Đức, Ý, Nhật, Mỹ …
          Những nước này giàu có nhưng thực tế có hoàn toàn tốt đẹp không?
Câu trả lời là không hoàn toàn, bởi trong lòng nó vẫn chứa đầy mâu thuẫn ngày càng sâu sắc và rất nhiều vấn đề nhức nhối:
          Ở nước họ, do sự bất công bằng mà công nhân, nông dân vẫn xuống đường đấu tranh với nhà cầm quyền không có hồi kết; Ở một số nước, các tổ chức khủng bố thi nhau nảy nở, mọc lên như nấm.  Các vụ đánh bom, xả khí độc, xả súng, cán bằng xe tải, bằng các thiết bị khác… diễn ra ở khắp các nước TB phát triển, ảnh hưởng đến đời sống, tính mạng của nhân dân. Các vụ xả súng triền miên, chết cả hàng mấy chục, mấy trăm người một lúc, mật độ ngày càng dày thêm. Tại sao có khủng bố cực đoan thế? Nó sinh ra từ sự quá bất công trong lòng xã hội tư bản, sự chèn ép lẫn nhau của các thế lực trong xã hội tư bản dẫn tới bất lực, không giải quyết được mà dẫn tới khủng bố cực đoan. Khủng bố sinh ra ở một số nước TB rồi xuất khẩu sang toàn thế giới tư bản, trở thành một chủ nghĩa. Có thể nói, CN Khủng bố ra đời gắn liền với chế độ TBCN.
          Ở các nước TB phát triển, người thất nghiệp, vô gia cư, chết đói, chết rét trên đường phố, dưới gầm cầu không phải là ít. Những con chó có thể được uống sữa còn trẻ em vẫn đói khát như thường do cách biệt về giàu nghèo. Những khu vui chơi giải trí phồn hoa, những dịch vụ hoàn hảo, những khách sạn, rạp hát hạng sang chỉ phục vụ giới giàu có, người dân bình thường đừng hòng bén mảng tới.
          Các vụ thiên tai, hỏa hoạn, rò rỉ phóng xạ chết và ảnh hưởng hàng vạn người do cơ chế cứu hộ của họ không ưu việt như chúng ta …vv và vv
          Vẻ bề ngoài hoa lệ được chiếu trên truyền hình, quảng bà du lịch đang đánh lừa các bạn. Các bạn nghe qua lời kể của một số người từ những nước này trở về, họ chủ yếu là giới có tiền, họ không di đến những nơi còn nghèo khổ ở những nước này. Một số người bình thường trở về, trong câu chuyện, họ không kể cho bạn những nỗi cam chịu, thậm chí là tủi nhục mà họ phải chịu ở xứ người vì lòng sĩ diện. Những người chạy sang Mỹ sau năm 1975, đến nay họ đã biết không giàu có bằng người trong nước, một số ca sĩ, việt kiều đã phải trở về Việt nam để kiếm sống.
          Một câu hỏi khác, tại sao các bạn không đem so nước ta với một số nước tư bản trung bình và chậm phát triển khác?
Những nước tư bản ở Châu Phi, Châu Mỹ, Trung đông như Angola, mozambic, Nigieria, Yemen, Ghine Bitsao, Somalia, Nam su đăng, Xyria, Iraq … Ở đó họ cũng là những nước tư bản, nhưng họ có những gì?
          Ở những nước tư bản này, nghèo đói quanh năm, không có  lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc men … Họ không có việc làm, không thu nhập, họ gần như phụ thuộc cơ bản vào viện trợ nước ngoài, chịu sự hỗ trợ của Liên hiệp quốc, thậm chí chết đói rất nhiều ở Somalia, Yemen, Sudan, Nam Sudan …. Dịch bệnh tràn lan không thuốc chữa bệnh (HIV, Ebola, than, đậu mùa, tả, uốn ván ... Họ chết vì những bệnh nhiễm trùng bình thường mà ở Việt Nam ta không bao giờ xảy ra như thế. Xã hội ở một số nơi gần như vô chính phủ, bất ổn định chính trị, đảo chính thường xuyên, tội phạm tràn lan: Tha hồ cướp bóc, giết, hiếp … chà đạp nhân quyền hàng ngày, hàng giờ…
          Phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính cực kỳ nặng nề… (Lương của người da màu thấp hơn nhiều lần so với người da trắng, việc làm và hoạt động xã hội của phụ nữ bị cấm…) Đua nhau chạy tị nạn tại các nước khác, làm mồi cho thế lực buôn bán người, buôn bán trẻ em, buôn bán phụ nữ…
          Một câu hỏi nữa, ta so với họ thế nào?
          Nước ta thống nhất đất nước từ 1975, ta còn giúp bạn Lào và Campuchia giải phóng đất nước, xây dựng chính quyền. Đến 11/ 1977 lại bị chiến tranh Tây nam do bè lũ pôn pốt – Iêng sa ri, Khiêu xăm phon xâm lược ở Biên giới Tây nam. Miền Bắc nước ta từ 1979 lại bị chiến tranh xâm lược ở khắp 6 tỉnh biên giới phía bắc, cả nước oàn mình chống chiến tranh ở hai đầu đất nước. Đến tháng 12 năm 1989 mới bình thường hóa quan hệ. Đến nay mới thực thực sự hòa bình được 28 năm thôi, nếu tính sự nghiệp đổi mới từ 1986 đến nay là 32 năm đổi mới. Từ năm 1975 đến năm 2000 Mỹ vẫn dùng chính sách cấm vận với Việt Nam. Mỹ bỏ cấm vận đến nay mới được 18 năm.
          Vậy là ta đi lên từ một bàn tay trắng đấy chứ. 28 năm trước ta có gì?
          Những năm 1990 về trước, ai trải qua giai đoạn ấy mới thấu hiểu: Đói, nghèo, đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn.
 Những đứa trẻ ở thời kỳ ấy thèm từ miếng sắn, củ khoai, mỗi người 1 năm được 4m vải phin, nhuộm củ nâu, vải để lâu mục ra, áo may rồi vá chằng vá đụp.  Không điện, uóng nước ao tù, không kem đánh răng, không máy móc, thiếu từ cái đinh trở đi, nền kinh tế tự cung, tự cấp…  Thế đấy, mỗi khi các bạn nói, viết cần nghĩ một cách lịch sử, cụ thể. Đừng nghĩ, nói, viết trôi tuồn tuột theo những cái miệng ác khẩu mà phụ công của cha ông.
Ngày nay sau 28 năm ta có gì?
Điều kiện thiết yếu được đáp ứng ngày càng cao hơn: Các bạn tự đem so xem. Lương thực, thực phẩm từ thiếu thốn, đến nay no đủ, chúng ta còn là một trong những nước xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới sang Trung Quốc, Ấn độ, Châu Phi …
 Bây giờ người dân bình thường cũng nghĩ đến ăn ngon, mặc đẹp. Thu nhập của người dân bình thường đã có tích lũy. Nước sạch và hợp vệ sinh; điện lưới, truyền hình đã phủ gần như khắp các vùng sâu, vùng xa,  các xã đảo, đâu không có điện lưới thì có điện gió, năng lượng mặt trời để sử dụng. Cái mặc ngày nay tha hồ lựa chọn hàng tốt và rẻ. Người nhèo nhất cũng có căn nhà để ở, không có thì do nhà nước, chính phủ, quân đội, xã hội hỗ trợ. Đường sa, cầu cống, xe hơi, máy bay …đi đến đâu là tùy chọn. Sinh hoạt văn hóa, dịch vụ, du lịch không còn xa lạ, kể cả đối với người dân nông thôn. Cảnh quan đất nước đâu đâu cũng như tranh
          Về an ninh: Việt Nam là một trong những quốc gia an toàn nhất thế giới. (Chúng ta không có chuyện phải bảo vệ nguyên thủ đến 18 000 cảnh sát như nhiều nước; Thủ tướng Úc chạy bộ trên bờ hồ Hoàn kiếm được coi là chuyện lạ thế giới… Nguyên thủ của ta đi thăm công trường, hầm mỏ không cần phải tuyển lọc người, đứng giữa công nhân nói chuyện không phải lo gì)
          Đối phó với thiên tai: Không giống nước ngoài dựa hoàn toàn vào cảnh sát, chúng ta có bộ đội, công an, mặt trận, đoàn thể, làng, xóm, khu, tổ chăm lo cho đến tận từng nhà, … Thường so với các nước ta ưu việt hơn họ rất nhiều. Nhiều nước tư bản, họ để mặc dân, thân ai tự lo trong bão lũ, sóng thần thiệt hại cả nghìn người một lúc …
            -VN là một Đất nước hạnh phúc (Năm 2017, ta đứng trong tốp thứ 5 về chỉ số hạnh phúc: Theo thống kê của trang Happyplanetindex.org, nước có chỉ số hạnh phúc (HPI) cao nhất là Costa Rica (44,7), xếp thứ nhất trong số 140 quốc gia. Các nước nằm trong top 5 lần lượt là Mexico (40,7), Columbia (40,7), Vanuatu (40,6), và thứ 5 là Việt Nam (40,3).
Chỉ số hạnh phúc (HPI) của nước Mỹ các bạn biết xếp bao nhiêu không? xếp thứ 108/140 với chỉ số HPI là 20,7. Các nước mà nhiều người đem ra so sánh với ta, đang có chỉ số HP thấp hơn ta nhiều. Đất nước có chỉ số HPI thấp nhất thế giới là nước Cộng hòa Chad, một quốc gia không giáp biển tại Trung Phi với chỉ số HPI là 12,8. Mặc dù chất lượng mức sống của người Việt chỉ đạt 5.5/10 điểm, thấp hơn nhiều so với các nước khác trong top 10 nước có chỉ số hạnh phúc cao nhất, nhưng về các yếu tố con người, Việt Nam vẫn nổi trội. Người Việt có tuổi thọ trung bình ấn tượng: 75,5 năm. Việt Nam và Gambia đều có nền kinh tế tương tự với chỉ số GDP/người gần bằng nhau, nhưng người dân Việt Nam ta sống thọ hơn Gambia khoảng 17 tuổi.
Xóa đói giảm nghèo của ta có thứ hạng trên thế giới về tốc độ và độ ổn định cao. Số người nghèo đói đã giảm mạnh từ 58% (1993) còn 10,7% (2010), 7% (2017) “Không để ai tụt lại phía sau”. Các nước đánh giá rất cao Việt nam về đề án xây dựng nông thôn mới.
Y tế của ta như vậy thôi nhưng thế giới đánh giá rất cao. Nước ta từ rất lâu rồi không xảy ra bệnh dịch lớn. Ta đã giải quyết được sốt rét, lao cách đây hàng chục năm. Đậu mùa, sởi, uốn ván, bệnh dại… từ rất lâu rồi. Có những căn bệnh như ghép gan, tim, mắt, thận và các bộ phận cơ thể đứng hàng nhất nhì thế giới với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giỏi (Như bệnh tim).
Việt Nam có tỷ lệ phổ cập giáo dục cao tầm thế giới. Từ  năm 2012 đến nay, tỷ lệ trẻ em nhập học của Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới với 98% số trẻ được đến trường. Phổ cập giáo dục đến cấp 2 rồi. Tỉ lệ mù chữ ngay cả Trung quốc phát triển như vậy nhưng tỉ lệ mù chữ và tái mù rất cao, thậm chí không so được với ta vì tỉ lệ tái mù lớn.
          Về Internet có thứ hạng: Xếp thứ 20/176 nước trên thế giới. Phát triển như Trung quốc cũng không có internet thoải mái như ta, nhiều nước phát triển còn sau ta rất xa.
          Chính sách dân tộc, tôn giáo, bình đẳng giới của ta hết sức ưu việt. Không có phân biệt sắc tộc, tôn giáo như nhiều nước.
          Thương mại quốc tế ngày càng hội nhập và phát triển nhanh chóng: Việt Nam là một trong những thành viên của WTO, Tham gia tổ chức thương mại Châu Á TBD, Asean …với các chính sách ngày càng ưu việt.
          Uy tín của VN trên trường quốc tế ngày càng lớn (Hội đồng bảo an LHQ,tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình quôc tế, tiếng nói của Việt Nam được ủng hộ, nhất là vấn đề Biển đông được nhiều nước như Úc, Mỹ, Singapo, Indonesia ….ủng hộ.
          Đây là một bước chuyển mình vĩ đại, thành tựu to lớn mà ai cũng phải thừa nhận. Các nước trên thế giới, kể cả Tổng thống Mỹ Obama và Donal Trump đến Việt Nam đều đánh giá nước ta là một nước mới ra khỏi chiến tranh hơn 20 năm nhưng là quốc gia phát triển nhanh nhất châu lục (Tức Châu Á)
          Vậy tại sao lại đi so mình với Mỹ, Anh, Pháp rồi tự ngộ nhận mình bỏ chế độ CNXH đi theo CNTB thì cũng giàu như họ? Thậm chí có người còn phủ nhận ý nghĩa của sự nghiêp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Các bạn cứ thử hỏi mình đi, anh em ruột giàu nghèo còn chưa chắc đã sẻ của cho nhau, huống chi từ một đất nước tư bản xa xôi kia. Họ có bổn phận gì với dân tộc ta mà họ đem của cải, tiền bạc cho không chúng ta, nếu như họ không lấy đi của ta cả một đất nước, một chế độ, buôn bán trên lưng dân tộc ta. Nếu có lợi, chỉ là có lợi cho một nhóm người ôm chân họ mà thôi.
Như thế mới nói nhiều người đang nhầm to. Ai đó ơi, hãy đánh giá cho khách quan đi, đừng dễ bị lừa phỉnh vì vẻ bề ngoài như thế! Chúng ta đang có một đất nước tươi đẹp, vì cầu toàn quá hay vì nhận thức chưa hết mà bạn có thể đánh giá sai về chính mình thôi. Đừng suy nghĩ nông cạn mà dạp đổ nó. Nếu bạn chăm lo cho đất nước, bạn hãy cùng mọi người đóng góp hoàn thiện những điều đích thực mà chúng ta còn thiếu, xây dựng nước nhà tươi đẹp hơn. 

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

ĐÔI NÉT LÀNG DỪA

 Các bạn xem Blog này, hãy gửi cho Ban biên tập chúng tôi những bức ảnh đẹp về phong cảnh, con người và cuộc sống của Làng Dừa Tứ Kỳ để làm tư liệu lưu giữ và giới thiệu về quê hương mình.
Email: tieugiaodau@gmail.com
Xin chân thành cám ơn!

Cây đa đầu làng mang tên Cụ Bơn

Cây đa Cụ Bơn sau khi đặt tảng đá
Một ngôi nhà ở Làng Dừa


Xóm Cửa Đình


Hoàng Hôn đầu làng
Chuẩn bị đón xuân


Một buổi đoàn viên
Một ngôi nhà của người nông dân ở Làng Dừa

Bờ đê Đồng ngoài

Trạm bơm Cầu Dừa

Cửa cống Ông Chử

Bãi Gang

Nhìn ra cửa sông Thái Bình (Sông Cái của quê ta)

Cửa xả của trạm bơm

Tắm ao

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2018

CHUYỆN KỂ Ở ĐẠI ĐỘI



Câu chuyện 1: CẬU ẤM ĐI THI

Ai cũng biết, con mà trong bụng có nhiều sách nhất (Dạ sách) mà học dốt nhất là con bò.
Con có nhiều bút lông mà viết xấu nhất là con gà.
Có một hôm gà bảo bò:
- Cậu ấm nhà mình sắp đi thi đại học, cậu ấy học như anh, viết như tôi thì đỗ làm sao được.
Bò nghe vậy cười khẩy mới bảo gà:
- Bác gà nhầm rồi, cậu ấy học như tôi, viết như bác nhưng cậu ấy không thi mà ông chủ thi. Ông thi thì cậu ấy đỗ. Ấy vậy mà cậu ấy đi thi là bác chết trước, cậu ấy thi đỗ về là tôi chết chắc.

Câu chuyện 2: KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH

 Gà mái cục tác xong mới phàn nàn với bác bò:
- Bác bò ạ, nghĩ trên đời này thật bất công. Vợ chồng ông bà chủ bàn chuyện đẻ đái, họ tính kế hoạch cả đời chỉ đẻ hai đứa con. Ấy vậy mà ngày nào cũng bắt tôi đẻ, có ngày còn lừa tôi bằng bóng điện làm giả mặt trời, bắt đẻ thêm quả trứng nữa.
  Bò mới bảo:
- Chị không biết đâu, không những bất công mà còn vô ơn cơ. Bao nhiêu người quanh năm uống sữa vợ tôi, thế mà chẳng đứa nào gọi tôi bằng bố, toàn gọi tôi là con mới đau chứ.

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

5 LÝ DO NGƯỜI TA THÍCH CHƠI GOLF




1-    Lý do sức khỏe:
Đó là môn thể thao hợp với mọi lứa tuổi, nhưng hợp nhất với người lớn tuổi. Nó giống như một môn khí công, lặp đi lặp lại các động tác gần giống nhau, các giác quan chỉ tập trung vào quả bóng và đích. Đã chơi golf thì rượu bia cũng không bao giờ đụng đến nữa. Sức khỏe thực sự là có được nâng lên rất nhiều.
2-    Lý do được tự do:
Anh Dũng- golfer sân Chí Linh đang giới thiệu môn golf cho lớp học
Khác với các môn đối kháng khác, môn golf không phải đối mặt với đối thủ nào, không hề phải thụ động đỡ và phản các đòn đánh của đối phương. Đây là môn chỉ có một đối thủ đó là chính mình. Chính mình vượt qua bản thân mình. Muốn chơi thì chơi, muốn nghỉ thì nghỉ, muốn đứng thì đứng, muốn đi thì đi không phụ thuộc vào
ai. Người chơi không bị cảm giác thúc ép của ai cả, do đó nó cho người ta cảm giác tự do thoải mái.
3-    Lý do chinh phục cái mới:
Người ta nói, mỗi sân golf giống như một cô gái đẹp, các chàng trai đều muốn chinh phục. Ngay cả trong một sân golf, mỗi hố lại có một vẻ khác nhau từ hố 1 đến hố 18 hoặc 36; như là các bẫy, vật cản, góc khuất. Trong một hố golf, các lỗ trong một green mỗi ngày người ta lại chuyển lỗ sang vị trí khác nhau. Thậm chí trong mỗi quả đánh của mình, bóng cũng rơi ở vị trí khác nhau, tạo nên đường đi đến cờ đích (lỗ) không có khi nào trùng nhau cả. Chính vì vậy nó luôn tao ra cảm giác mới mẻ cho người chơi. Đấy là chưa nói các buổi chơi về sáng, về chiều, về tối, lúc nắng, lúc râm cũng tạo ra sự khác nhau. Thậm chí người phục vụ cũng mỗi hôm một khác, trừ những người đăng ký người phục vụ.
4-    Lý do xả tress:
Một lý do hết sức quan trọng là xả tress, xua đi bao nỗi muộn phiền. Người chơi golf thường là những doanh nhân, chính khách, công chức suốt ngày chịu áp lực từ công việc và từ nhiều phía. Khi chơi golf họ có nhiều yếu tố để thư giãn.
Từ lúc bước vào sân golf, đến lúc rời khỏi sân golf, lúc nào bạn cúng được coi và đối đãi như một quí ông thực sự, làm cho người ta cảm thấy có vị thế.
Họ thả bộ đi trên cỏ xanh thảnh thơi, không bị ai mắng, không bị ai quát, chỉ có họ với thiên nhiên, hoàn toàn im ắng. Khi họ đánh được một pha đẹp, họ được bạn chơi và người phục vụ vỗ tay tán dương nhiệt liệt; Khi họ có những pha tương đối đẹp thôi cũng vẫn được tán dương, thể là đẹp lắm rồi. Khi có một pha bình thường và không được đẹp lắm, họ cũng được người phục vụ động viên là: Như thế là rất được rồi, cứ như thể là không phải bàn nhiều.
Ở ngoài đời thực, khi bạn làm việc gì hỏng là hỏng luôn. Trong đánh golf nếu có đánh hỏng, mất bóng thì được thả lại quả khác và tính thêm gậy; Người phục vụ vẫn nói, mất bóng là chuyện thường, tay golf  chuyên nghiệp còn mất cơ mà, đánh golf mà không mất bóng thì không phải đánh golf, hỏng keo này ta bày keo khác; còn bạn thì vẫn nghĩ là hố sau ta sẽ chơi tốt hơn.
Môn golf chính là một tên nịnh thần hạng nặng trong những tên nịnh thần, cho nên nó chính là liều thuốc an thần cho những người bị tress.
5-     Chơi golf thêm bạn bè và thêm cơ hội để công việc thành công:
Bạn đi chơi golf chắc chắn sẽ gặp được những người đồng sở thích. Từ việc đồng sở thích đó, bạn có thể tạo cơ hội để làm quen, để gặp gỡ, để bàn thảo về vấn đề mà mình đang quan tâm, và nó là cơ hội cho thành công trong công việc.

Chính từ 5 lý do nêu trên mà nhiều người đã bập vào golf rồi gỡ ra được là rất khó.

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

CHUYỆN THỢ


THẰNG LONG TO TAY
         
          Một hôm trên đường đi công tác, trên xe tôi có một ông bạn thân (không tiện nêu tên) đi cùng. Xe đang bon bon thì phía trước có một bác container cồng kềnh và chậm chạm bò phía trước. Anh bạn tôi liền nói:
-Nhà cái thằng Long này to tay thật,! (Ý nói là giàu tầm cỡ)
Tôi mới hỏi:
-Long nào cơ hả anh?
Anh bạn tôi mới bảo:
-Cái thằng Long - chủ của bọn container này này. Xe” công” nhiều thế mà toàn là xe nhà nó. Kia kìa, chữ Long ở đằng sau xe ấy. Nó toàn liên doanh với thằng nước ngoài.
-Ố thôi xong!
Tôi bụm miệng mà răng vẫn văng ra ngoài.
Thì ra bạn tôi thấy chữ LONG – theo tiếng Anh là ký hiệu xe dài và chữ heavily là chữ nặng thì bạn tôi tưởng là thằng Long và liên doanh với thằng nước ngoài.
Chào thua.

EM CÁM ƠN CHỊ

Có một anh sĩ quan trẻ, vừa mới tốt nghiệp ra trường về đơn vị công tác. Lúc là học trò thì bố mẹ nghèo không cho dùng điện thoại, vào trường sĩ quan là học viên lại càng không được dùng điện thoại di động. Nay ra trường vừa mới sắm cái điện thoại di động mới.
Anh ta liền bấm số gọi cho một anh sếp nào đó để báo cáo số máy của mình và khoe với đồng đội là ta có quen một sếp tương đối. 
Một hồi yên nặng sau đó bên kia vang lên một giọng nữ:
-Số máy quí khách vừa gọi hiện không liên lạc được hoặc tắt máy, xin quí khách vui lòng gọi lại sau.
Anh sĩ quan trẻ vội rối rít:
-Dạ em cám ơn chị ạ, em sẽ gọi lại cho anh sau cũng được ạ.
Ối, em thua, còn cái răng nào văng nốt ra ngoài luôn.

CHIẾC ĐIỆN THOẠI TƯƠNG LAI SẼ RA SAO




          Mẫu điện thoại như hiện nay đã quá lạc so với xu thế thời đại.
          Vậy nó lạc hậu ở chỗ nào? Và nó phải thế nào mới phù hợp?

          Câu trả lời có ngay sau đây:

          1- Nó lạc hậu so với xu thế thời đại ở chỗ:
          -Thứ nhất là điện thoại kiểu gì chăng nữa thì người dùng vẫn phải dành 1 hoặc 2 tay để sử dụng nó. Làm văn phòng còn đỡ, chứ mấy bác thợ xây, lái máy, lái xe, sửa chữa, làm đồng, đánh lưới ... thì bất tiện vô cùng khi nhận cuộc gọi hoặc thực hiện cuộc gọi khi đang làm việc.
          - Thứ hai là lúc nào cũng cành cạnh trong túi quần. Màn hình và các phần cứng khác quá phụ thuộc vào nhau, vì nó dính liền 1 khối.
          - Mỗi khi nghe lại áp cả cái tấm vuông to tổ bố lên tai.
          - Chủ yếu vẫn dùng bàn phím để ghi truy cập các nội dung dù là phím cứng hay ảo.
          - Cứ phải cắm nạp pin thường xuyên, nếu không pin sẽ hết.

          2- Vậy nó cần phải thế nào?
          -Không nhất thiết điện thoại phải là một khối. Nó có thể thiết kế bằng những mảng modul rời nhau. Hãy để màn hình là cái kính mắt như google glass, kèm tai nghe và Mic trên gọng kính. Cũng có thể nó nằm trên kính mũ bảo hiểm mô tô, trên đó có đủ màn hình, tai nghe blutooth, pin và pin mặt trời, giống như chiếc mũ của người lái trực thăng hoặc người lính.
          Pin cố định chỉ cần vài giờ dùng trong những lúc cần thiết. Còn lại, hãy dùng hệ thống pin mặt trời để nạp cho các modul của điện thoại, tích hợp vào các loại mũ như: Mũ lưỡi trai, mũ bảo hộ, mũ xe máy, áo khoác....
          Màn hình có thể xem được TV trên đó luôn hoặc trở thành màn hình máy tính.
          - Nên truy cập bằng giọng nói là chính, gọi ra các thực đơn và kể cả đánh văn bản trên đó. Dùng bàn phím là phụ.

          Bàn phím, bộ vi xử lý và bộ nhớ thì nên bố trí trên đồng hồ đeo tay hoặc móc chìa khoá, mặt dây chuyền, mặt thắt lưng …. Nó có thể là một miếng dán trên bất cứ thứ gì, do người dùng lựa chọn tuỳ sở thích. Pin nạp cho nó không nhất thiết phải đi theo điện thoại,
          Lúc đó điện thoại trông thế nào có cần nữa không? Và nó sẽ tiện lợi vô cùng.

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018

MONG MANH CÁNH HẠC


Tôi và anh Nguyễn Long Oánh chơi rất thân với nhau, khi anh còn công tác, hai anh em thường cùng trên xe bus về quê. Sau này tôi mua cái ô tô cà tàng, tôi vẫn thường chở anh về, có hôm thì đến Quí cao rồi anh đi một chặng xe 12 cây số nữa, có hôm chở anh về tới nhà.
Hai anh em có vui buồn gì đều chia sẻ và có lúc chọc nhau qua điện thoại cho vui.
"Mong manh cánh hạc" là lời động viên nhau qua lại giữa tôi và anh khi cũng có lúc lo toan cho nhân tình thế thái.  


MONG MANH CÁNH HẠC

Nỗi lòng tư lự mong manh
                                   Như dòng sông chảy thiên thanh đượm buồn
                                          Việc đời nào thể lên khuôn
                                   Thảnh thơi cất bước cúi luồn mà chi
                                          Nghiệp trai là những chuyến đi
                                   Đường xa dặm thẳm mấy khi thuận dòng
                                                                        *
                                          Cánh buồm căng gió thong dong
                                   Rẽ mây cưỡi nước đo lòng biển khơi.
                                          Ở đời thật thật, chơi chơi
                                    Sắc không, không sắc rạng ngời trong tâm

                                      Kỷ tri thẩm sắc đoạn cầm
                                Sẻ chia hương rượu, ngũ âm chung hoà.
                                      Hồng Giang nay hợp Hồng Đà1
                                 Thấu lòng bằng hữu dẫu xa như gần.

                                      Nào đâu một chút phân vân
                                 Cát bay tỏ chí phong trần đấy thôi,
                                      Ngại rằng bèo dạt mây trôi
                                 Bởi thương thế thái, thấy đời trộm lo

                                      Nói rằng “Muốn ấm thì co”
                                 Đò đầy đâu lỡ để đò lênh đênh
                                      Tâm hồng chí khí thênh thênh
                                 Kỷ tri bằng hữu thác gềnh hề chi.
                                
                                     

   
                                   
Hồng Đà1: Ngã ba sông thuộc huyện Tam Thanh- Phú Thọ, nơi sông Hồng hợp với sông Đà làm một.
 






                                                                                        *
            Có một lần vợ tôi bị ốm, phải đi phẫu thuật, anh Oánh nhắn tin cho tôi bằng tin nhắn điện thoại để động viên. Lúc đó tôi ở nhà chăm vợ vài ngày.

                                              CHIA SẺ CÙNG BẠN


                                          Vợ chồng đầu bạc răng long
                                   Chẳng may vợ ốm thong dong nỗi gì
                                          Việc quân,  thau chậu mấy khi
                                    Việc nhà cơm n­ước chắc gì đã xong
                                         Thương vợ cốt ở tấm lòng
                                   Sớm hôm lo liệu những  mong chữ lành
                                         Chớ lo tức nước nghiêng thành
                                    Khéo tay gọt tỉa xuân xanh lại về.

              Tôi lại họa vài câu để trả lời anh. Cứ như thế, cuộc sống vơi đi biết bao nỗi buồn lo, thêm tự tin hơn.


                                         CHẲNG MAY VỢ  ỐM

Vợ chồng xa cách quanh năm
Chẳng may vợ ốm tiết đông thêm sầu
Lấy câu "kính vợ" làm đầu
Vợ mình mình kính, ngại đâu thiếp chàng
Sớm hôm nào nỡ thở than
Chữ tình chữ nghĩa chứa chan mặn nồng
Từ khi vợ lấy đ­ược chồng
Đến nay xuân, hạ, thu, đông mới đầy
      Đàn bà không ốm vài ngày
Lấy đâu quạnh bếp để đày đàn ông
      Bốn mùa xuân hạ thu đông
“Quạnh nhà” vợ h­ưởng bởi chồng vắng xa
      Hôm nay chăm vợ ở nhà
Cũng là tặng vợ món quà đầu xuân.
                      *


Đây là tự sự của anh Nguyễn Tiến Nhung, Quê ở Sóc Sơn Hà Nội là bạn chiến đấu trên chiến trường Campuchia với tôi. Anh đã về nghỉ hưu sớm trước tuổi 4 năm so với tuôi cao nhất của cấp bậc quân hàm đại tá..

                         TỰ SỰ 
( Nhân ngày thành lập QĐNDVN 2016 )

Ừ:
             Ba mươi mấy năm kể cũng dài
              Ngược xuôi ngang dọc hết đời trai
              Phía bắc Hà Giang biên giới tỉnh
              Phía nam nước bạn Cao Mê Lai
              Đạn bom, đói khát ta đâu ngại
              Bởi còn hy vọng ở tương lai
Rồi:
      Sốt rừng gầy tóp da xanh tái
      Răng vổ trán chìa quá xấu giai
May mà: 
      Vẫn còn vẹn nguyên ngày trở lại
      May mắn Phật thương khỏi thiện tai
Thế rồi:
      Nhìn ta cũng mũ cũng cân đai
      Huân chương, huy hiệu cũng như ai
      Bùi tai thiên hạ: nghe họ nói
      Chú ấy nhà kia quả là oai
Nhưng:
      Về rồi bao chuyện của tương lai
      Chẳng lo nổi vợ còn con dại
      Ngước hỏi tời xanh ơi có thấu?
      Ngẫm lại ta đây KẺ BẤT TÀI


             HỌA LẠI 
                              (Nguyễn Trung Trịnh)
So với trăm năm cũng chưa dài
Tự hào rong ruổi một đời trai
Ngược xuôi ngang dọc tây, nam, bắc
Bom đạn chiến trường lắm chông gai.

"Sốt rét" là tên đệm của ta
Mái hiên trú tạm tán rừng già
Lấy tiếng đạn bom làm tiếng nhạc
Ve sầu điệp khúc tiếng hoan ca.

Nay về ta có thiếu gì đâu,
Huân chương vài cái cũng là giầu
Quân phục một hòm tha hồ khoác
Sao gạch đầy vai, mũ đội đầu.

Ta về làm lại cái vườn cây
Tân trang bà xã béo thành gầy
Cho mấy đứa con vào đại học
Ta vừa là bố, lại là thầy.

Hôm nay kể chuyện tí thế thôi
Kẻo bạn bè khoe ngút đất trời
Rồi cánh phóng viên săn tin sốt
Chẳng có thời gian hưởng sự đời.