Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

BẤT NGỜ TRƯỚC CÂU TRẢ LỜI CỦA BÀ MÁ ANH HÙNG

Lần ấy, vào những năm cuối thập niên 80, có một Đoàn liên hợp tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích đến Củ Chi, TP Hồ Chí Minh để tìm kiếm và khai quật, có cả Người Mỹ và cán bộ của ta. Sau nhiều ngày được chính quyền và nhân dân Củ Chi giúp đỡ, họ đã tìm thấy một số hài cốt quân nhân Mỹ.
Tại nơi khai quật hôm đó, có rất nhiều người dân Việt Nam là dân trong ấp đến chứng kiến việc khai quật và đưa hài cốt lên xe ra sân bay. Ở đó có cả các nhà báo của ta và một vài nhà báo nước ngoài.
Trong lúc đứng chờ đợi, có một bà mẹ già tóc bạc, dáng gầy, nhỏ, da nhăn nheo, đang đứng bỏm bẻm nhai trầu. Một số người dân chỉ vào bà má và nói với mấy phóng viên:
-Bà má này là Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng đấy, mẹ có chồng và bốn con là Liệt sĩ đã hi sinh trong kháng chiến chống Mỹ.
Như vớ được vàng, một nhà báo nước ngoài hỏi má:
-Xin chào bà mẹ, chúng tôi rất khâm phục những người như bà, thật hiếm có, hiếm có.
-Cám ơn ông, không hiếm có đâu ông ạ, ở đất Củ Chi này cũng như ở Việt Nam tôi có rất nhiều người như chúng tôi.
Nhà báo lại hỏi: 
-Thưa bà mẹ, tôi hỏi khí không phải, hôm nay bà mẹ thấy người Mỹ ở tận xa xôi đến đây để tìm lại hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh đưa về nước, bà thấy thế nào? Xin hỏi chồng và con bà hiện nay đã được nhà nước Việt Nam tìm kiếm và qui tập về cho bà chưa?
Bà má ngừng nhai trầu, bỏ miếng bã trầu cầm ra tay và nói chậm dãi:
- Người mẹ Việt Nam hay Người mẹ Mỹ, khi mất chồng, mất con của mình cũng đều đau xót như nhau, tôi hiểu điều ấy. Tôi vẫn còn hai đứa con đã hi sinh chưa biết nó nằm đâu để mà qui tập. Nhưng tôi nghĩ, thằng giặc Mỹ nó ở tận bên tây nó sang xâm lược nước tôi, nó mới phải sang đem xương cốt về nước nó, chứ con tôi nó hi sinh đê giải phóng Đất nước tôi, cho dù là tìm thấy hay chưa tìm thấy, nó vẫn đàng hoàng nằm trên mảnh đất quê hương, đất nước của mình. Tôi đâu phải bận lòng nhiều về điều đó, chắc rằng các con tôi cũng nghĩ vậy thôi.
Vị nhà báo nước ngoài không hỏi thêm được câu gì nữa. Những người ở đó hôm ấy chứng kiến câu nói này của Bà má Anh hùng đã không kìm được lòng mình vì xúc động. Thật là một suy nghĩ mộc mạc nhưng triết lý vô cùng sâu sắc và Việt Nam được ẩn chứa bấy lâu trong lòng của bà má Anh hùng - một bà má bình dị như bao bà mẹ trên đất nước Việt Nam này.

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

MÓN NGON ĐỒNG QUÊ: NỘM CÂY CHUỐI TRỘN TÉP RIU



Nguyên liệu:
          -Tép rong (Riu) 1,5 lạng (Nếu không có tép rong thì dùng tép trắng)
          -Con chuối tây ( Còn gọi là cây non): 1 cây nhỏ
          -Chanh tươi 5 quả
          -Húng tép 1 mớ (Nhất thiết phải húng tép)
          -Rau ngổ 5 đến 7 ngọn
          -Mắm tôm, bột ngọt mỗi thứ 2 thìa con.
          -Ớt tươi 2 quả.
Cách chế biến:
          -Cây chuối thái thật mỏng, rắc một ít muối cho mềm, vò rối và vắt bỏ bớt nước (Không vắt kiệt quá)
          -Tép rang nhạt, khô.
          -Húng tép, rau ngổ, ớt tươi thái nhỏ.
          -Cắt chanh, vắt hòa vào với mắm tôm, bột ngọt, ớt tươi. Sau đó trộn đều với cây chuối đã vắt nước. Kế tiếp trộn tép riu vào. Cuối cùng là trộn đều lá húng tép, rau ngổ.
          Bày lên đĩa, đặt một vài lá ngổ, lát ớt lên trên.
Cảm quan:
          Cây chuối trắng, tép đỏ, rau xanh, ớt đỏ trông đẹp mắt. Húng tép dậy mùi thơm. Đơn giản mà rất thơm ngon.

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

TIẾNG SÁO DIỀU TRONG NẮNG



Bố con ông N ở Làng D, nhiều năm trước, năm nào cũng thả diều. Ông vót diều và khoét sáo nổi tiếng trong vùng. Diều ông lên bổng, đứng chong, chao thưa ; Tiếng sáo diều ông réo rắt thanh bình, hòa âm như một giàn nhạc, thôi thúc lòng người. Những người biết chơi diều thì khỏi nói, đều mê diều sáo của bố con ông, đứng ngắm hàng giờ ; Những người không biết chơi diều ít nhất cũng phải một đôi lần đứng lại, ngước nhìn diều ông, nghiêng tai nghe tiếng sáo.
Ngày ấy cách đây cũng đã nhiều năm. Thời điểm ấy không phải ai cũng có điều kiện chơi diều như ngày nay: Một là không biết vót, hai là không có nhiều thời giờ rảnh rỗi, ba là thời buổi « gạo châu, củi quế » dễ đâu sắm được con diều . Ông P là một trong những người như thế. Thực ra ông cũng thích diều nhưng không có điều kiện. Nhìn thấy những con diều chao nghiêng trên bầu trời ông thấy ngứa mắt khó chịu, nghe tiếng sáo diều réo rắt thì ông kêu inh tai khó ngủ. Ở chốn làng quê thường thường là thế mà.
Một buổi trưa trời nắng tháng năm, diều ông N bì đứt dây, « ngập » xuống vườn ông P. Ông N đuổi theolấy diều, đến cổng thấy ông P đang nằm võng, thấy con chó nằm trong gốc vải sủa ngược ra liền gọi với vào :
-Chú P ơi, chú làm ơn mở cổng, trông chó giúp tôi để tôi vào tôi xin lại con diều nó « ngập » vào vườn nhà chú.
Ông P thủng thẳng đáp :
-Bác cứ vào tự nhiên, buổi trưa, chó nhà tôi nó nằm trong chỗ mát sủa ra chứ nó không chạy rông ra ngoài nắng đâu.
Ông N lấy diều xong cầm thẳng về nhà, ông đau vì câu nói không biết vô tình hay hữu ý của ông P. Người có tuổi thường hay nghĩ rất sâu.
Từ đấy, người ta không thấy ông N thả diều nữa. Có điều, khi rảnh rỗi ông vẫn đẵn tre ngồi vót diều, chặt gỗ gáo khoét sáo cho bọn trẻ trong làng. Tuy ông không thả diều nhưng mọi người vẫn nhận ra những cánh diều và tiếng sáo của ông N trên bầu trời quê hương thanh bình.
Ảnh minh họa

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

HIÊN NGANG TRƯỚC NHỮNG THỊ PHI


          Nguồn: Sưu tầm
          Vị Tổng giám đốc thoạt nhiên gọi hắn lên và hỏi chuyện:

         - Tôi thấy cậu cũng đứng đắn, chững chạc, uy tín và rạch ròi. Vậy sao trong cơ quan vẫn có lời ra tiếng vào, dị nghị đàm tếu là sao?

           Hắn bình tâm mà trả lời:
        - Thưa anh, trời nắng hạn cả tuần nay, đang trưa đổ lửa bỗng trời xối một trận mưa rào, người nông dân thì mừng rỡ ra mặt vì đồng đất mát mẻ, thoát khỏi trận nắng hạn kéo dài, kẻ làm nghề rửa xe hớn hở ra mặt, cười nói xôn xao vì khách rửa xe đông nghìn nghịt, nhưng những người đang trên đường thì lại ghét cay ghét đắng vì đường lội lặm bẩn thỉu và bị mưa ướt đẫm người.

         -Trăng mùa thu sáng vằng vặc như gương treo trên bầu trời đêm trong vắt, hàng thi nhân vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng bọn đạo chích lại ghét cay ghét đắng vì ánh trăng sáng tỏ.

        -Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn nắng, cơn mưa, ánh trăng mặt nguyệt vẫn bị thế gian trách hận ghét thương. Còn bản thân em cũng đâu phải một người vẹn toàn thì làm sao tránh khỏi tiếng chê bai chỉ trích.

         Cho nên em nghĩ rằng: Đối với tiếng thị phi trong thế gian nên bình tâm suy xét, đừng nên vội tin nghe. Cấp trên nghe lời thị phi thì nhân viên bị hại. Cha mẹ tin nghe lời thị phi thì con cái bị ruồng bỏ. Vợ chồng tin nghe lời thị phi thì gia đình ly tán. Bạn bè mà nghe lời thị phi thì bằng hữu chẳng còn.
                                                                                       ***
           Thế nên, tiếng thị phi trong nhân gian không có nọc mà còn độc còn hơn cả loài rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người không rướm máu.

            Cho nên, nếu ta là người ngay thẳng hãy an nhiên mà sống như cây tùng trước gió phong ba!


YÊU PHẢI CÔ NGƯỜI TÂY



Lâu ngày chị H đi công tác ra Quảng Ninh, ghé vào thăm người bạn cũ là chị K, có chồng công tác ở cơ quan nhà nước. Gặp nhau một lúc, mải vui chuyện cơm nước bây giờ mới chợt nhớ ra, thấy chiều rồi mà không thấy chồng K về, H mới hỏi K :
- Thế ông xã nhà cậu đi đâu mà giờ này chưa về ?
- Rõ khổ, từ ngày có tí điều kiện đến giờ, con cái lớn đi cả rồi, lại gần khu du lịch ông ấy sinh ra yêu cái cô người tây, cứ để mình thui thủi ở nhà, có hôm đến tận khuya mới về.
- Thôi chết, sao lại thế, tớ tưởng anh ấy yêu cậu lắm cơ mà ?
- Thì vẫn yêu, nhưng mà yêu cả hai. Tớ cũng chấp nhận vậy chứ biết làm sao.
Ảnh minh họa
- Sao cậu lại cam chịu thế được nhỉ. Thế cô ta là người nước nào, tên là gì ?
- Có người thì bảo là Tây Ban Nha, có người thì bảo là nước Anh, có người lại bảo nước Pháp. Còn tên thì tên là Tennis. Bộ môn thể thao tennis ấy mà.
- Ối giời ôi, thế mà làm người ta giật cả mình.
- Hì ...

  

NIỀM VUI NGƯỜI THỢ

Một công trình đang dần mọc lên, in trên nền trời và soi bóng xuống mặt hồ ở một vùng nông thôn đang đổi mới.

Niềm vui của những người thợ trong lúc giải lao, khi ngắm tác phẩm của mình, một công trình nho nhỏ vừa mọc lên được lưu vào trong điện thoại di động. Những người thợ trong ảnh: Doanh, Khải, Huy, Huân.

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

KÝ ỨC VỀ NHỮNG ĐỒNG ĐỘI (2)

Nguyễn Quang Vịnh - Tiểu đội 6
Nguyễn Mạnh Chiến - Tiểu đội 6
Ngô Thức Cảnh - Tiểu đội 5
Dũng con - Tiểu đội 2
Lưu Ngọc Khải - Tiểu đội 3
Đỗ Duy Môn - Tiểu đội 3
Phạm Văn Sĩ - Tiểu đội 3

Anh Thuận già - Tiểu đội 1
Trần Khắc Vận - Tiểu đội 1
Trần Khắc Vận - Tiểu đội 1