Bố con ông N ở
Làng D, nhiều năm trước, năm nào cũng thả diều. Ông vót diều và khoét sáo nổi tiếng
trong vùng. Diều ông lên bổng, đứng chong, chao thưa ; Tiếng sáo diều ông réo rắt
thanh bình, hòa âm như một giàn nhạc, thôi thúc lòng người. Những người biết
chơi diều thì khỏi nói, đều mê diều sáo của bố con ông, đứng ngắm hàng giờ ;
Những người không biết chơi diều ít nhất cũng phải một đôi lần đứng lại, ngước
nhìn diều ông, nghiêng tai nghe tiếng sáo.
Ngày ấy cách
đây cũng đã nhiều năm. Thời điểm ấy không phải ai cũng có điều kiện chơi diều như ngày nay:
Một là không biết vót, hai là không có nhiều thời giờ rảnh rỗi, ba là thời buổi « gạo châu, củi quế » dễ đâu
sắm được con diều . Ông P là một
trong những người như thế. Thực ra ông cũng thích diều nhưng không có điều kiện.
Nhìn thấy những con diều chao nghiêng trên bầu trời ông thấy ngứa mắt khó chịu, nghe tiếng sáo diều
réo rắt thì ông kêu inh tai khó ngủ. Ở chốn làng quê thường thường là thế mà.
Một buổi trưa trời nắng tháng năm,
diều ông N bì đứt dây, « ngập » xuống vườn ông P. Ông N đuổi theolấy diều,
đến cổng thấy ông P đang nằm võng, thấy con chó nằm trong gốc vải sủa ngược ra
liền gọi với vào :
-Chú P ơi, chú
làm ơn mở cổng, trông chó giúp tôi để tôi vào tôi xin lại con diều nó « ngập »
vào vườn nhà chú.
Ông P thủng thẳng
đáp :
-Bác cứ vào tự
nhiên, buổi trưa, chó nhà tôi nó nằm trong chỗ mát sủa ra chứ nó không chạy
rông ra ngoài nắng đâu.
Ông N lấy diều
xong cầm thẳng về nhà, ông đau vì câu nói không biết vô tình hay hữu ý của ông
P. Người có tuổi thường hay nghĩ rất sâu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét