(Viết về Trung tướng Nguyễn Công Tranh - Người con của Làng Dừa)
Quê tôi đồng chiêm trũng nghèo lắm. Nhà anh Tranh cũng nghèo
như nhà tôi, chưa bao giờ có đủ gạo ăn đến mùa. Mẹ anh- Bác Dính dáng vóc nhỏ
bé, da nhăn nheo, không được khoẻ. Bác
rất thương người và yêu quí trẻ con. Nghe kể lại, bác nuôi anh Tranh, chị Chiến
lớn lên vất vả lắm. Anh Tranh mất cha từ lúc lên sáu tuổi. Bác Dính càng nhọc nhằn hơn. Có xóm làng đùm bọc, mớ rau con cá đỡ đần, vì vậy anh Tranh rất quí xóm làng mình. Mỗi bước trưởng thành của anh, bao giờ anh cũng chia sẻ với làng xóm trước.
Anh Tranh đi bộ đội, rồi vào Nam đánh Mỹ, bác Dính khóc
âm thầm. Bác Dính yếu dần theo năm tháng không còn ra đồng được nữa. Chị Pho ở
nhà nuôi mẹ chồng, chị Chiến cũng có chồng đi bộ đội chống Mỹ, chị ở nhà cày
ruộng, cấy trồng đỡ đần mẹ và em dâu unôi nhau. Nhọc nhằn lắm.
Sau năm 1975, hòa bình lập lại, thống nhất đất nước, anh
ra Bắc học, rồi lên biên giới phía bắc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc ...
Tuy thế, một lần anh trở về, chị gái anh và vợ anh chạy
ra rưng rưng nước mắt.
Chị Chiến vừa khóc vừa nói:
-Tranh ơi, bu mất rồi.
Tôi thấy anh Tranh lặng đi không nói được câu nào. anh
không còn được may mắn gặp lại mẹ vì bác Dính đã đi xa.
Đời trận mạc của anh vinh quang cả hai miền Nam Bắc. ở
chiến trường Nam bộ, anh chỉ huy chiến đấu ở chiến trường đến chức chính trị
viên tiểu đoàn, ở biên giới phía bắc đến phó trung đoàn trưởng Chính trị nổi
tiếng gan dạ và quyết đoán. Cả Sư 7 ai cũng biết tiếng anh, ở các đơn vị ngoài
biên giới phía bắc phía bắc cũng vậy. Tôi được ở gần anh một thời gian cũng
phần nào hiểu được, cán bộ, chiến sĩ dưới quyền anh không những nhớ từng người,
anh còn nhớ hoàn cảnh của họ. Chính vì thế, ở đâu anh cũng được mọi người mến
phục và kính trọng bởi sự dũng cảm, quyết đoán, gần gũi, sẻ chia, chân tình,
khiêm tốn.
Tôi được đi thăm nghĩa
trang Trường sơn, Đường 9, Củ Chi với anh. Đến đâu, khi thắp hương cho các liệt
sĩ, anh cũng đến thăm tất cả đồng đội và đồng hương mình. Anh bảo tôi ghi lại
tên của những liệt sĩ mà trước đây anh từng biết hoặc gần quê, rồi sau này anh
tìm hiểu hoàn cảnh hiện nay của gia đình họ và đến thăm.
Trong quá trình công tác,
cũng có những sự đố kị với anh, điều đó đã làm chậm đi bước tiến của anh nhưng
không thể làm phai mờ hình ảnh của anh trong mọi người, mà ngược lại, khi anh
đã có vị trí xứng đáng, anh càng được hiểu minh bạch hơn. Cũng có người đã tiếc
khi hiểu anh hơi muộn. Điều đáng nói là tôi chưa nghe anh trách một ai bao giờ.
Trong công việc hàng
ngày, tôi vẫn thấy anh trăn trở, cố gắng để cho tổ chức, cơ quan, đơn vị trong
sạch, đoàn kết bằng những điều hết sức nguyên tắc, tế nhị và hiểu biết. Tôi
biết anh cũng lo lắng nhiều cho tương lai đất nước, và cố gắng được tất cả
những gì có thể trong cương vị của mình. Anh bảo rằng, khi nghỉ hưu, anh lại về
quê nuôi cá, trồng cây vui với xóm làng.
Anh Tranh, chị Pho xây dựng gia đình với nhau hơn mười năm trời mới có con đầu. Nhưng nhờ có phúc, chị đảm đang thay anh dạy bảo, ba đứa con anh đều rất ngoan hiền và tình nghĩa.
Anh Tranh, chị Pho xây dựng gia đình với nhau hơn mười năm trời mới có con đầu. Nhưng nhờ có phúc, chị đảm đang thay anh dạy bảo, ba đứa con anh đều rất ngoan hiền và tình nghĩa.
Năm ấy anh được phong Quân hàm Thiếu tướng, trước khi anh chuẩn bị vẽ một
bức tranh đồng quê treo lên tường để làm kỷ niệm, anh bảo tôi phác một đoạn thơ ngắn, có ý
tham khảo. Tôi nói với anh không biết làm thơ, chỉ viết bốn câu văn vần:
Đồng chiêm nhọc nhằn vai mẹ
Vắng cha nặng nghĩa xóm làng
Liệt oanh một thời trận mạc
Vẫn mong thế nước thênh thang.
Đọc xong anh không thêm
bớt gì, quay đi giấu khóe mắt rưng rưng, có lẽ những câu ấy đúng như cuộc đời
và con người anh vậy. Anh cũng đã đem cẩn bốn câu này lên bức tranh quê.
Khi anh còn công tác hay
lúc đã nghỉ hưu, bạn bè, anh em, đồng đội, làng xóm có niềm vui, nỗi buồn đều
thỉnh đến anh Tranh. Cuộc nào anh cũng có mặt. Hễ anh có mặt ở cuộc vui nào là
ở đấy anh em cứ xúm đen, xúm đỏ muốn đến chúc anh chén rượu. Có thể nói, hình
ảnh anh Tranh rất ấn tượng trong bè bạn, đồng đội, bà con xóm giềng, họ hàng.
Tôi lại tự kể cho tôi về
anh Tranh, một người con của làng Dừa, ngắn gọn như thế đấy nhưng chúng tôi
phải học cả đời. Cuộc sống có lẽ chỉ cần đến vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét