Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

NHỮNG CÚ CẮN CÂU NGOẠN MỤC, CÁI KẾT ĐỐI VỚI NGƯỜI SẢN XUẤT, KINH DOANH




Thời gian qua, chúng ta thường thấy báo chí, truyền thanh, truyền hình nói về ở chỗ này, chỗ kia thực phẩm bẩn, tôm bơm chất lạ, chè, cà phê bẩn, cá nuôi mất vệ sinh, bưởi bòng, vải nhãn không an toàn … Có thể đó là sự thật, nhưng có phải là hoàn toàn sự thật như thế không? Chúng ta hãy suy ngẫm một số vấn đề dưới đây.
Cạnh tranh là một phần tất yếu của các doanh nghiệp để tồn tại và đem lại ngày càng nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Thế nên mới có từ, thương trường là chiến trường. Tuy nhiên cạnh tranh có hai loại, đó là cạnh tranh lành mạnh theo luật và cạnh tranh không lành mạnh trái luật.
Cạnh tranh lành mạnh đem lại sự phát triển vì nó vừa đem lại lợi nhuận, vừa kích thích lực lượng sản xuất, khoa học công nghệ phát triển.
Cạnh tranh không lành mạnh là dùng chiêu trò triệt hạ đối phương bằng mọi giá để mình tồn tại. Do vậy nó đem lại lợi nhuận bằng triệt hạ người khác chứ không phải bằng cải tiến công nghệ, cải cách quản lý nên nó không đem lại sự phát triển, mà có khi phá hoại cả một ngành sản xuất.
Gần đây, một số doanh nghiệp “nước ngoài” có dùng một số chiêu trò để triệt hạ những ngành sản xuất, kinh doanh cùng dòng sản phẩm với họ, để họ độc quyền chiếm lĩnh thị trường, thu lợi bất chính.
Trong các vụ trà bẩn trộn chất lạ, tôm bơm chất lạ, vải nhãn phun thuốc sâu, lợn bơm cát, nước mắm bẩn … có thể là những việc làm gian dối, nhưng cũng không ít các trường hợp ấy chỉ là chiêu trò của một số doanh nghiệp nước ngoài làm nhằm triệt hạ đối thủ của họ từ Việt Nam.  Vậy chiêu trò thế nào?
Có một số tư thương nước ngoài đến VN, tìm đến một vài cơ sở sản xuất, kimh doanh cùng mặt hàng với họ để dựng cảnh. Họ đặt hàng với số lượng hợp đồng lớn và hứa giao dịch ổn định, với giá hời nhưng với điều kiện là phải làm theo kỹ thuật, hướng dẫn của họ. Họ cho trộn các chất lạ vào sản phẩm, như một công đoạn không thể thiếu. Chuyến đầu, chuyến hai trót lọt, một số người hám lời cứ thế sản xuất theo kiểu ấy như một lẽ thường tình, có người đặt hàng thì cứ thế sản xuất.
Nhưng rồi, chính những kẻ bày mưu kia lại chủ động bắn tin cho báo chí, truyền hình. Đang đói tin, báo, truyền hình vào cuộc điều tra, phanh phui, làm chuyên mục viết lên báo, phát trên sóng. Thậm chí công an, quản lý thị trường vào cuộc lập chuyên án. Cuối cùng nguyên nhân từ đâu? Báo đài chỉ nói một câu rằng: Các cơ quan đang điều tra làm rõ vụ việc và qui trách nhiệm.
Thế là sau khi báo chí đưa tin, người sản xuất cả không chính đáng, cả chính đáng đều chết hết vì không còn ai dám mua hàng của họ nữa, không nước nào nhập hàng của họ nữa. Thiệt hại không biết bao nhiêu mà kể. Thế là cả mấy nhà sản xuất của ta và báo, truyền thanh, truyền hình đều bị cắn câu, mắc lừa. Thế là “Ngư ông đắc lợi”, thế là mấy doanh nghiệp “nước ngoài” chơi xấu kia tha hồ múa tay trong bị.
Hãy đặt câu hỏi:
-Báo chí đã hết mình với nhiệm vụ chính trị của Đảng là làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh hay chưa? Mỗi tin bài đưa lên đã nhìn thấu hiểu mọi vấn đề, cái được nhiều hay cái mất nhiều hơn đã tính đến hay chưa? Hay chỉ vì đói tin mà thôi thúc việc mình làm. Cũng không ít người cứ tưởng ta đã làm được một việc tốt nhưng hóa ra đó lại chính là sự phá hoại.
-Đã làm đến cùng sự việc chưa, hay chỉ nửa vời?
Từ việc ấu trĩ, thiếu hiểu biết đến việc mắc mưu, vô tình tiếp tay cho kẻ xấu phá hoại sản xuất kinh doanh của đất nước. Thậm chí có người tưởng đó là công lao. Nếu các nhà báo đọc được điều này, chắc chắn các bạn sẽ phải suy nghĩ cách ứng xử khi gặp một hiện tượng bất thường nào đó xảy ra trong cuộc sống.

Không có nhận xét nào: